[VIDEO] Hỗ trợ - Kháng cự - Kẻ sao cho đúng? Áp dụng trong đầu tư kết hợp chỉ báo Volume Profile
HỖ TRỢ - KHÁNG CỰ: KẺ SAO CHO CHUẨN?
Những lưu ý khi giao dịch với hỗ trợ - kháng cự
1. Hỗ trợ - kháng cự là gì?
Hỗ trợ (Support) là một vùng giá hoặc một mức giá mà ở đó bên mua đủ mạnh để ngắt mạch hoặc làm đảo chiều quá trình giảm giá.
Kháng cự (Resistance) là một mức giá hoặc vùng giá mà ở đó bên bán đủ mạnh để ngắt mạch hoặc làm đảo chiều tăng giá.
2. Cách vẽ hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ - Kháng cự rất dễ vẽ và dễ nhận biết,
Khi giá chạm đến kháng cự/hỗ trợ sau đó vượt qua luôn mà không đảo chiều được gọi là kháng cự hoặc hỗ trợ yếu. Nếu giá chạm kháng cự/hỗ trợ sau đó liên tục quay đầu, thì đó được coi là hỗ trợ/kháng cực mạnh. Sức mạnh của hỗ trợ và kháng cự giống như một bức tường, phụ thuộc vào chiều dài, chiều cao và bề dày của nó.
- Chiều dài: thời gian để giá chạm vào vùng hỗ trợ hoặc kháng cự càng dài thì hỗ trợ/kháng cự càng bền.
- Chiều cao: mức biến động giá mức biến động giá từ vùng hỗ trợ cho đến vùng kháng cự càng cao thì nó càng mạnh.
- Bề dày: khối lượng giao dịch trong vùng hỗ trợ/kháng cự càng lớn thì vùng hỗ trợ/kháng cự càng mạnh.
3. Lưu ý khi giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
Về việc mua/bán:
- Thứ 1: Không mua ở vùng kháng cự và không bán ở vùng hỗ trợ
- Thứ 2: Cần quan tâm đến xu hướng của thị trường
- Thứ 3: Chú ý đến những điểm break out giả
Về kỹ thuật:
- Giá chạm Hỗ trợ - Kháng cự nhiều lần sẽ làm kháng cự/hỗ trợ ngày càng yếu và dễ bị phá vỡ hơn
- Kháng cự và hỗ trợ là một vùng, không phải 1 đường
- Kháng cự và hỗ trợ có thể thay đổi theo thời gian
- Kháng cự có thể trở thành hỗ trợ và ngược lại trong trường hợp bị phá vỡ
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận