Vì sao TTCK Việt vẫn "dậm chân tại chỗ" dù nền kinh tế được dự báo tăng trưởng gần 5%
Chuyên trang Barron’s của Mỹ - điều hành bởi Dow Jones & Company, công ty đồng sở hữu trang The Wall Street Journal mới đây đã có phân tích về vấn đề này.
Theo trang trang Barron’s, Việt Nam đang có bước tiến lớn trên nấc thang về giá trị sản phẩm điện tử khi các nhà sản xuất đang tìm kiếm giải pháp thay thế cơ sở ở Trung Quốc.
Các nhà cung cấp của Apple được cho là đang nâng cấp hoạt động sản xuất tại Việt Nam, từ các phụ kiện đơn giản cho đến màn hình OLED. Đối thủ của họ là Samsung - công ty sản xuất một nửa số điện thoại thông minh tại Việt Nam - gần đây đã triển khai một trung tâm nghiên cứu và phát triển trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội.
Dylan Patel, nhà phân tích trưởng của SemiAnalysis, cho biết Việt Nam đang nổi lên trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu với các khoản đầu tư mới của công ty đóng gói/thử nghiệm Amkor Technology (AMKR) và nhà cung cấp cơ sở hạ tầng dữ liệu Marvell Technology (MRVL).
Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng gần 5% trong năm nay ngay cả khi thị trường xuất khẩu thu hẹp lại, sau đó sẽ phục hồi lên mức 6% vào năm 2025.
Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam lại không có sự phát triển vững chắc như vậy. John Paul Lech, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Matthews Asia, cho biết nhà đầu tư vẫn không có nhiều lựa chọn. Sau 35 năm đổi mới và phát triển, chỉ có khoảng 50 công ty có vốn hóa thị trường hơn 1 tỷ USD.
Các công ty đa quốc gia đang chiếm lĩnh lĩnh vực xuất khẩu, chiếm 3/4 doanh thu nước ngoài của Việt Nam. Điều đó khiến thị trường chứng khoán trong nước liên kết quá nhiều với các ngân hàng và các công ty phát triển bất động sản (chiếm tới một nửa vốn hóa thị trường), từ đó gây ra những khó khăn ngày càng tăng về tài chính và hành chính.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận