24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thành Vương.
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vì sao Trung Quốc lại giảm phát?

Trung Quốc - nước đã và đang là đầu tàu chính cho tăng trưởng kinh tế thế giới, nay lại chứng kiến mối lo giảm phát.

Trong khi ngân hàng trung ương tại các quốc gia phát triển đang chật vật để kiểm soát lạm phát cao, Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - lại đối mặt với vấn đề ngược lại: Giảm phát...

Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng mở cửa trở lại sau đại dịch với việc gỡ bỏ các biện pháp hạn chế vào tháng 12/2022. Cũng giống các quốc gia khác, nước này ứng phó với các tác động kinh tế tiêu cực do đại dịch bằng các chính sách tài khóa và tiền tệ.

Tuy nhiên, trái với các nước trên thế giới, vốn kích thích tiêu dùng, các chương trình kích thích tài khóa của Bắc Kinh chủ yếu được phân bổ vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp dưới dạng giảm thuế, giảm các khoản liên quan tới an sinh xã hội bắt buộc trong tiền lương, cũng như những biện pháp khác nhằm giúp doanh nghiệp không phải sa thải lao động.

Cùng với đó, chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc tiếp tục chìm trong nợ từ đại dịch. Khu vực tư nhân rơi vào tình trạng dư thừa công suất, không muốn đầu tư do nhu cầu tiêu dùng yếu.

“Trung Quốc đang đứng trên bờ vực rơi vào ‘bẫy niềm tin’ do họ tự tạo ra khi những xung lực ban đầu của việc mở cửa trở lại bắt đầu suy yếu”, các nhà phân tích của Citi viết trong một báo cáo gần đây.

Đối với các nhà hoạch định chính sách, nếu xu hướng giảm phát ăn sâu vào kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp thì sẽ hết sức nguy hiểm. Các doanh nghiệp sẽ không mở rộng đầu tư do lợi nhuận kém, còn người tiêu dùng chi tiêu ít hơn do lo lắng về an ninh việc làm, giá bất động sản tiếp tục giảm.

Các nhà kinh tế cảnh báo giá tiêu dùng tại Trung Quốc sẽ còn tiếp tục giảm nữa. Dù CPI toàn phần tháng 6 không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, CPI lõi - thước đo lạm phát không bao gồm giá của hai nhóm mặt hàng nhiều biến động là thực phẩm và năng lượng – của Trung Quốc đã giảm còn 0,4% từ mức 0,6% của tháng trước.

“Điều này cho thấy nước này đang mất động lực phục hồi tiêu dùng nội địa”, các nhà phân tích của ngân hàng HSBC nhận định trong một báo cáo gần đây. Trong tháng 6, giá thịt lợn giảm đã ảnh hưởng tới CPI do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu yếu.

“Việc nới lỏng hơn nữa chính sách với nhà ở và cơ sở hạ tầng - có thể được thực hiện trong vài tuần tới - sẽ rất quan trọng nhằm ổn định nhu cầu”, các nhà phân tích của Morgan Stanley viết trong một báo cáo nghiên cứu mới đây.

Về phía nhà chức trách Trung Quốc, gần như ngay sau khi dữ liệu giá tiêu dùng được công bố hôm đầu tuần, Bắc Kinh đã gia hạn một gói biện pháp về tín dụng dành cho các nhà phát triển bất động sản nhằm ngăn chặn đà giảm giá của thị trường nhà đất.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả