menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thành Vương.

Vì sao Trung Quốc không quyết liệt vực dậy kinh tế?

Các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh không quyết liệt vực dậy nền kinh tế và điều này có thể là do ưu tiên tập trung vào vấn đề an ninh quốc gia hoặc lo ngại sự trổi dậy của khu vực tư nhân, theo nhận định của các chuyên gia.

Vì sao Trung Quốc không quyết liệt vực dậy kinh tế?
Hàng loạt thách thức, từ khủng hoảng bất động sản cho đến tiêu dùng suy yếu, xuất khẩu sụt giảm, đang bủa vây nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Getty

Giới đầu tư, nhà phân tích và nhà ngoại giao cho rằng có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh dường như do dự trong việc đưa ra các chính sách táo bạo cần thiết để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế đang trì trệ ở thời kỳ hậu Covid-19.

“Vấn đề cốt lõi trong năm nay là giới lãnh đạo đưa ra những chỉ thị cấp cao, mơ hồ cho các quan chức, nhằm cân bằng phát triển kinh tế với an ninh quốc gia. Nếu không chắc ban lãnh đạo muốn họ làm gì, các quan chức có thể sẽ trì hoãn mọi hành động cho đến khi nhận được thêm thông tin. Kết quả là chính sách bị tê liệt, ngay cả khi điều đó khiến nền kinh tế phải trả giá đắt”, Christopher Beddor, phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc của Công ty tư vấn Gavekal Dragonomics, nói.

Những chuyên gia khác cho rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu do dự triển khai các biện pháp có thể chuyển giao quyền lực từ nhà nước sang khu vực tư nhân. Hơn nữa, một chính phủ tập hợp những người trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đang bóp nghẹt cuộc tranh luận chính sách và cản trở các phản ứng kinh tế.

Nhưng các thay đổi chính sách lớn ở Trung Quốc cũng thường được dàn dựng kỹ lưỡng, với hội nghị kinh tế toàn quốc vào tháng 12 hàng năm thường là thời điểm để đưa ra các nghị quyết quan trọng.

Các nhà kinh tế cho rằng, Trung Quốc cần các biện pháp để thúc đẩy tiêu dùng và niềm tin kinh doanh, chẳng hạn như cắt giảm thuế hoặc phát voucher mua sắm do chính phủ tài trợ. Tuy nhiên, họ lưu ý, không giống như những đợt kinh tế trì trệ trước đây, Trung Quốc không đưa ra giải pháp nhanh chóng.

Trong cuộc họp với các doanh nghiệp nước ngoài hồi tháng 7, Bộ Thương mại Trung Quốc giải thích luật này bảo vệ hoạt động của các công ty nước ngoài đang kinh doanh ở Trung Quốc, theo một nguồn tin ngoại giao.

Nhưng thông tin trấn an này chỉ càng cho thấy một “khoảng cách nhận thức đáng kể” giữa chính phủ và các doanh nghiệp nước ngoài, nguồn tin ngoại giao cho biết.

Lee Smith, luật sư thương mại ở hãng luật Baker Donelson, nói: “Những gì mọi người thực sự nghe thấy các quan chức Trung Quốc là: Chúng tôi mở cửa cho kinh doanh, nhưng chỉ theo các điều khoản của chúng tôi”.

Lee Smith trước đây từng làm việc tại Bộ Thương mại Mỹ về các chính sách thương mại ảnh hưởng đến kinh doanh với Trung Quốc.

Xu Chenggang, một học giả tại Trung tâm Kinh tế và định chế của Đại học Stanford Mỹ, nhận định, có thể có nhiều lý do sâu xa hơn khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc không vội vàng đưa ra các biện pháp củng cố niềm tin ở khu vực tư nhân.

Theo ông, giới chức trách Trung Quốc có thể lo ngại chủ nghĩa tư bản sẽ trỗi dậy khi nền kinh tế tư nhân phát triển đủ mạnh.

Trong tuần này, một tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng lại bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó, ông cảnh báo chống lại các mô hình kinh tế tư bản phương Tây. Bài phát biểu này được ông Tập đưa ra hồi tháng 2, không đề cập đến sự mất cân bằng cấu trúc trong nền kinh tế Trung Quốc hay cách giải quyết vấn đề này.

Theo Reuters

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại