Vì sao Trung Quốc để mặc Nga rút khỏi thỏa thuận Biển Đen?
Trung Quốc có khả năng bị tổn hại về kinh tế do sự sụp đổ của Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, nhưng các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh có vẻ hài lòng với việc không gây sức ép buộc Nga quay trở lại thỏa thuận - vốn cho phép cả Nga và Ukraine vận chuyển nông sản ra toàn thế giới bất chấp chiến tranh.
Willy Wo-Lap Lam, thành viên cao cấp tại Quỹ Jamestown nhận định dù Trung Quốc bị ảnh hưởng khi thỏa thuận ngũ cốc sụp đổ, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình dường như quyết tâm ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, đặc biệt là trước sự cạnh tranh ngày càng tăng của Mỹ và các đồng minh phương Tây đối với Bắc Kinh.
“Dù Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu ngũ cốc [từ Ukraine], nhưng họ coi trọng các cân nhắc về địa chính trị và an ninh quốc gia hơn,” Lam nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông Tập đã ưu tiên những cân nhắc này hơn các mối quan tâm kinh tế trong 5 đến 6 năm qua.
Theo vị chuyên gia, các mối đe dọa nghiêm trọng hơn đối với ông Tập là sự mở rộng về phía Đông của NATO, tăng cường hợp tác quốc phòng của Mỹ với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
Nikkei Asia dẫn nguồn tin một quan chức Ukraine cho rằng Trung Quốc đã không chọn thuyết phục Moscow duy trì sáng kiến này.
“Mặc dù Trung Quốc là một trong những bên hưởng lợi chính từ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, nhưng Bắc Kinh đã chọn cách đứng yên và không can dự vào việc thúc đẩy Nga tiếp tục thỏa thuận,” nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết.
Alexander Gabuev, giám đốc Trung tâm Á-Âu Carnegie của Nga, tin rằng Trung Quốc quan tâm đến việc khôi phục Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, nhưng rất có thể Bắc Kinh hiểu rằng Nga không quan tâm đến việc quay trở lại vào thời điểm này.
"Và Bắc Kinh sẽ nhận được tất cả những lợi ích từ việc giảm giá hàng hóa của Nga và tiếp cận ưu đãi vào thị trường Nga", ông Gabuev cho hay.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận