Vì sao thị trường tài chính toàn cầu ngó lơ khả năng xung đột Mỹ-Iran leo thang?
Thị trường tài chính toàn cầu dường như đã bỏ qua mối lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung vì họ không nghĩ căng thẳng sẽ leo thang thành xung đột quân sự quy mô lớn hơn hoặc có tác động cực kỳ nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu – ít nhất là tại lúc này.
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong ngày thứ Tư (08/01), trong khi giá dầu rớt mạnh, mặc dù Iran vừa mới tấn công hai cơ sở quân sự của Mỹ ở Iraq trong đêm qua. Chứng khoán lại leo dốc sau đó trong ngày thứ Tư (08/01). S&P 500 leo lên kỷ lục mới và các hợp đồng dầu thô tương lai WTI rớt ngưỡng 60 USD/thùng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump xoa dịu dư luận bằng cách nói rằng Iran “dường như đang lùi bước” và ông không muốn sử dụng tới quân đội.
Chứng khoán toàn cầu lúc đầu rớt mạnh, còn giá dầu vọt tăng ngay sau khi Iran phóng tên lửa vào các cơ sở quân sự của Mỹ trong ngày thứ Ba (07/01).
Các đợt tấn công phần lớn chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và không có thương vong. Iran lên tiếng cảnh báo Iraq về vụ phóng tên lửa trước đó, và cũng thông báo vụ tấn công này đã “kết thúc các biện pháp trả đũa” với Mỹ sau cái chết của tướng Iran Qasem Soleimani.
“Tôi nghĩ thị trường đang tỏ ra lý trí hơn về vấn đề này. Không có quá nhiều người tin rằng các nhà lãnh đạo Iran muốn làm điều gì đó có thể làm tình hình trở nên tệ hơn”, Don Townswick, Giám đốc bộ phận chiến lược cổ phiếu tại Conning – vốn cung cấp dịch vụ cho ngành bảo hiểm và các khách hàng khác, cho hay. “Tất cả những vụ phóng tên lửa làm được là giúp các nhà lãnh đạo Iran được đối xử như tướng Soleimani. Tôi chỉ nghĩ thị trường không lo ngại về điều này. Tôi cũng nghĩ mối đe dọa tới nguồn cung dầu cũng không quá nhiều vì sản lượng dầu ở Mỹ đang tăng”.
Townswick cho biết ông cảm thấy lo ngại nhiều hơn về kết quả lợi nhuận quý 4/2019 của các công ty.
“Dường như mọi thứ đều là về các yếu tố kinh tế”, Townswick cho biết. “Căng thẳng Mỹ-Iran dường như không được xem mối đe dọa lớn tới tăng trưởng thế giới. Người ta hay nói ‘thị trường phản ánh quá mức với thông tin’”.
Giá dầu rớt mạnh
Đêm ngày thứ Ba (07/01) khi chứng khoán bị bán tháo, giá dầu WTI lại tăng mạnh, chạm mức 65.65 USD/thùng, nhưng sau đó lại quay đầu giảm tới 4.6% xuống 59.76 USD/thùng trong ngày thứ Tư (08/01). Hợp đồng dầu Brent tương lai chạm mức 71.75 USD/thùng sau vụ tấn công của Iran, nhưng lại giảm 3.79% trong ngày thứ Tư (08/01).
Ngoài ra, giá dầu cũng chịu áp lực từ dữ liệu nguồn cung dầu tại Mỹ. Cụ thể, nguồn cung xăng và các sản phẩm lọc dầu khác ngày càng tăng tại Mỹ.
Sản lượng dầu tại Mỹ đạt mức 12.9 triệu thùng/ngày trong tuần trước, dựa trên dữ liệu từ Chính phủ. Khoảng 3 triệu thùng trong số này được xuất khẩu ra nước ngoài hàng ngày. Nhà đầu tư dầu đang tập trung vào khả năng gây gián đoạn nguồn cung của Iran theo hai cách. Đầu tiên là bằng cách can thiệp vào hoạt động chuyển dầu qua Eo biển Hormuz – một địa điểm vận chuyển dầu quan trọng. Cách thứ hai là kìm hãm khả năng sản xuất và xuất khẩu dầu của Iraq, Ả-rập Xê-út hoặc các nhà sản xuất khác.
“Không một thùng dầu nào bị mất hoặc bị ảnh hưởng bởi căng thẳng Mỹ-Iran. Miễn là nguồn cung dầu chưa bị ảnh hưởng, thị trường dầu sẽ nhanh chóng ngó lơ những rủi ro này”, John Kilduff, Đối tác với Again Capital, cho hay. Ông lưu ý rằng giá dầu đã tăng giá quá nhanh sau vụ tấn công vào cơ sở dầu Abqaiq của Saudi Aramco hồi tháng 9/2019 và sau vụ không kích vào tướng Soleimani trong tuần trước.
“Khả năng giá dầu lên 100 USD ngày càng thấp vì lý do trên và khả năng đạt 75 USD/thùng khả dĩ hơn”, Townswick cho biết. “Nhiều người nhận thấy 100 USD/thùng là mức kìm hãm tăng trưởng GDP trên toàn thế giới và tôi cũng thấy nhiều dự báo cho rằng nếu dòng chảy dầu qua Eo biển Hormuz bị gián đoạn, giá dầu có thể lên 75 USD/thùng chứ không phải 100 USD/thùng”.
Jens Nordvig, CEO của Exante Data, cho biết nhiều nhà đầu tư tìm tới sự an toàn của đồng USD nhưng hiệu ứng này kéo dài không bao lâu.
“Chúng tôi đã thấy tình trạng chuyển sang đồng USD trong ngày thứ Sáu tuần trước, diễn ra khoảng 12 tiếng đồng hồ”, ông nói. “Đợt trả đũa chỉ là trả đũa mang tính tượng trưng. Dường như chỉ vì mục đích chính trị trong nước chứ không phải gây ra bất kỳ thiệt hại nào”.
“Đây là một lời cảnh báo trước về sự bất thường. Rõ ràng đây là vấn đề quan trọng, nhưng thật sự thì nó trông giống với một động thái vì mục đích chính trị hơn. Đây là hành động ‘giữ lại mặt mũi’ cho Iran và cũng là cách thị trường nhìn nhận”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận