Vì sao Mỹ khó vỡ nợ?
Với sự phân cực chính trị ngày càng sâu sắc, áp lực nợ công và tăng trần nợ là chủ đề rất nóng ở Mỹ . Dù vậy, thực tế là nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa từng vỡ nợ, và các Đảng phái của nước này đều tìm được tiếng nói chung ở những giai đoạn nhạy cảm nhất.
Với sự phân cực chính trị của Mỹ ngày càng sâu sắc trong thập kỷ qua, vấn đề tăng trần nợ vẫn còn tiếp tục gây tranh cãi. Vào tháng 4/2023, Hạ viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã thông qua dự luật đình chỉ trần nợ để đổi lấy việc cắt giảm chi tiêu liên bang gần 14% trong thập kỷ tới. Các nhà phân tích nói rằng dự luật không có cơ hội thông qua Thượng viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo và Tổng thống Biden đã đe dọa sẽ phủ quyết dự luật này.
Quốc hội Mỹ luôn hành động kịp thời khi được kêu gọi tăng giới hạn nợ. Kể từ năm 1960, Quốc hội đã hành động 78 lần riêng biệt để tăng, gia hạn tạm thời hoặc sửa đổi định nghĩa về trần nợ - 49 lần dưới thời các tổng thống Đảng Cộng hòa và 29 lần dưới thời các tổng thống Đảng Dân chủ. Các nhà lãnh đạo Quốc hội ở cả hai bên đã nhận ra rằng điều này là cần thiết.
Chính quyền Tổng thống Biden và Đảng Cộng hòa đạt được thỏa thuận: Một số chuyên gia cho rằng một thỏa thuận giữa Tổng thống và Đảng Công hòa sẽ là một kết quả tích cực cho thị trường tài chính, nhưng nó sẽ đi kèm với chi phí kinh tế. Có khả năng sẽ có một cuộc tranh luận gay gắt về việc hạn chế các chương trình liên bang. Đảng Dân chủ đã cáo buộc rằng Đảng Cộng hòa muốn cắt giảm an sinh xã hội, Medicare và lợi ích của cựu chiến binh. Hàng triệu cá nhân và hộ gia đình dựa vào các chương trình này và việc cắt giảm có thể làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng và khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng bất ổn về kinh tế. Tuy nhiên, nhiều đảng viên Cộng hòa nói rằng họ muốn giữ nguyên các chương trình đó và thay vào đó tập trung vào những thứ như giáo dục, nhà ở và các chương trình môi trường.
Gia hạn thời gian: Quốc hội có thể thông qua dự luật tạm thời “treo” trần nợ trong vài tuần hoặc vài tháng để các nhà lập pháp và Nhà Trắng có thêm thời gian đàm phán một thỏa thuận. Nếu các nhà lập pháp quyết định, họ có thể đình chỉ trần nợ cho đến cuối tháng 9. Cùng với đó, Quốc hội phải thông qua các dự luật chi tiêu mới vào cuối tháng 9, nếu không chính phủ sẽ đóng cửa một phần. Điều đó sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách đưa tất cả những vấn đề này vào một cuộc tranh luận, nhưng nó sẽ làm tăng rủi ro nhiều hơn nếu họ không hành động.
Tuy nhiên, cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều không muốn đàm phán về trần nợ hai lần trong một khoảng thời gian ngắn, vì sợ rằng họ sẽ bị đổ lỗi cho các cuộc đàm phán kéo dài và không có kết quả với nền kinh tế. Tuy nhiên, với tình hình phức tạp của trần nợ công, Quốc hội Mỹ đã quyết định “treo” trần nợ vào tháng 6/2023. Hiện tại, vẫn chưa có thời gian hiệu lực cho quyết định treo trần nợ này.
Nhà Trắng tự đưa ra biện pháp đặc biệt: Tổng thống Biden có thể ra lệnh cho Cục đúc tiền kim loại Mỹ tạo ra thứ gì đó giống như đồng xu trị giá 1 nghìn tỷ đô la. Sau đó, Nhà Trắng có thể ký gửi đồng xu với Cục Dự trữ Liên bang và sử dụng số tiền đó để thanh toán các hóa đơn của chính phủ. Nhưng điều đó đặt ra những nhược điểm sau: Thứ nhất là Cục Dự trữ Liên bang sẽ cần phải chấp nhận đồng tiền này và không rõ liệu họ có chấp nhận hay không. Thứ hai là lạm phát. Nếu 1 nghìn tỷ đô la tiền mới đột nhiên xuất hiện, loại tiền tệ khác đang lưu hành sẽ trở nên kém giá trị hơn. Điều đó có thể làm tổn thương người tiêu dùng, những người đã phải đối phó với lạm phát giá cả.
Chính phủ Mỹ vỡ nợ: Nếu điều này xảy ra, các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ cấp tín nhiệm của Chính phủ, tăng chi phí vay cho các doanh nghiệp cũng như chủ nhà, và sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng có thể gây sốc cho thị trường tài chính và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Các nhà kinh tế của Goldman Sachs đã ước tính rằng việc vi phạm trần nợ sẽ ngay lập tức khiến khoảng 1/10 hoạt động kinh tế của Mỹ bị đình trệ, ba triệu người mất việc làm. Ngoài ra, lãi suất cao hơn có thể chuyển tiền của người nộp thuế trong tương lai ra khỏi các khoản đầu tư liên bang rất cần thiết trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận