Vì sao KKT Cửa khẩu Cầu Treo 'chết yểu'? Tiếp tục đầu tư vì tầm quan trọng trục kinh tế này
Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Đại biểu Quốc hội (đoàn Hà Tĩnh) cho rằng Khu kinh tế (KTT) Cửa khẩu Cầu treo hoạt động lay lắt cần coi như là 1 cái chưa thành công, rút ra được nhiều bài học và hướng đi sắp tới phải tiếp tục đầu tư phát triển vì tầm quan trọng của trục kinh tế này.
Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo được xác định là một trong 9 cửa khẩu quốc tế trong cả nước. Tuy nhiên, những bất cập về chính sách, đầu tư, quản lý khiến khu vực này hoạt động 'lay lắt', hạ tầng bỏ hoang. Người dân, doanh nghiệp lao đao, ngân sách thất thu....
Phản ánh những bất cập này và góp ý cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức vào cuối năm, Nhadautu.vn đã có loạt bài "Vì sao Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu treo chết yểu?"
Để làm rõ hơn vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Đại biểu Quốc hội (đoàn Hà Tĩnh) khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016.
Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo hiện đang được coi là thất bại, doanh gặp khó khăn, để hoang nhiều hạng mục đầu tư, ông nhìn nhận ra sao về vấn đề này?
Năm 2012, KKT Cửa khẩu Cầu Treo được coi là"một trong 9 khu kinh tế trọng điểm trên toàn quốc". Tuy nhiên sự phát triển thực tế thì ì ạch, vì mục tiêu xây dựng khu kinh tế không hề tính đến thị trường tiêu thụ ra sao.
Lúc đầu KKT Cửa khẩu Cầu Treo được hy vọng lắm. Vì nó là trục kinh tế Thái Lan, Lào, Việt Nam qua đường 8 nhưng sau đó có những thay đổi trong cơ chế chính sách nên cơ chế khuyến khích không hấp dẫn.
Cùng với đó giao thông cũng chưa hoàn thiện, rồi giao thương giữa Việt Nam và Lào chưa như kỳ vọng và với Thái Lan cũng chưa rõ nét.
Thời điểm triển khai, với tư cách là Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh có nhiều góp ý cho KTT Cửa Khẩu Cầu Treo không thưa ông?
Trong quy hoạch của tỉnh cũng coi đây là hành lang phát triển từ Cầu Treo cho tới Hồng Lĩnh, Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân. Nhưng tới nay chưa được giải quyết thấu đáo, khiến khu vực này rất lãng phí trong đầu tư, xây dựng...
Theo ông, thất bại này trách nhiệm thuộc về tổ chức, cá nhân nào?
Còn khách quan là địa hình cũng khó khăn, mặt bằng Cửa khẩu Cầu Treo hẹp không như các cửa khẩu khác để phát triển.
Đại hội Đảng bộ sắp tới của tỉnh Hà Tĩnh, có cần thiết đưa hoạt động của khu kinh tế này vào văn kiện Đại hội không?
Các chuyên gia Hà Tĩnh đã có 2 lần đóng góp ý kiến. Một là vào quy hoạch phát triển Hà Tĩnh 2021-2025; 2026-2030, hai là đóng góp cho văn kiện Đại hội. Tất cả đều đề cập tới hành lang này.
Theo tôi được biết, đầu 5/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định đồng ý về chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đến năm 2025 như đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh và ý kiến của Bộ Xây dựng.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng hướng dẫn UBND tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình nghiên cứu lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng và tổ chức thẩm định theo quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng.
Tôi nghĩ cần triển khai thật sớm để cứu sống KKT Cửa khẩu Cầu Treo chứ không kéo dài mãi như thế sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp, người dân lao đao.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển. Khu kinh tế này gắn với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên quốc lộ 8 thuộc địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, thông thương sang cửa khẩu quốc tế Nam Phao, huyện Khamkheuth, tỉnh Bolikhamxai, Lào.
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có 4 đơn vị hành chính, bao gồm: các xã: Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn, với tổng diện tích đất tự nhiên trên 56.000 ha, dân số trên 2,1 vạn người.
Theo quy hoạch, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có diện tích hơn 56.684 ha, chung đường biên giới với nước bạn Lào 40 km, có hệ sinh thái rừng tự nhiên chiếm đến gần 80% diện tích; trong đó, có 20.000 ha rừng nguyên sinh, mỏ thiếc Kim Sơn trữ lượng 70.000 tấn, mỏ nước khoáng Sơn Kim...
Khu kinh tế được xác định là loại hình khu phi thuế quan, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực: Thương mại, du lịch, dịch vụ và công nghiệp chế biến, gia công lắp ráp hàng dân dụng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận