Vì sao hóa chất nhiều nước không dùng, Việt Nam vẫn vô tư?
Trả lời về vấn đề hóa chất có nơi cấm nơi không, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho rằng việc bộ tiêu chuẩn các nước khác nhau là bình thường.
Dẫn nguồn từ Tuổi Trẻ, TS. Huỳnh Tiến Đạt, giảng viên bộ môn hóa sinh thực phẩm và dinh dưỡng người, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho hay "magnesium sulfate heptahydrate có công thức hóa học là MgSO4.7H2O được sử dụng như một chất phụ gia với mã số INS (hệ thống đánh số quốc tế chất phụ gia) là 518 (FAO/WHO Food Standards Codex Alimentarius, 2019).
Ở Việt Nam, theo tiêu chuẩn Codex (tiếng Anh được gọi là Codex Alimentarius - hệ thống được xây dựng một cách khoa học, để ghi nhận và cập nhật những hiểu biết đã được các chuyên gia trên thế giới, bao gồm tất cả các nguy hại thực phẩm được biết đến) và thông tư 24/2019 của Bộ Y tế, chất phụ gia magnesium sulfate được sử dụng trong thực phẩm như là một tác nhân làm rắn chắc và điều vị.
Theo bà Trần Việt Nga, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Công Thương (bộ chủ quản nhóm sản phẩm mì gói gần đây bị thu hồi tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ do tồn dư EO trong gói gia vị) xem xét, ban hành quy chế với EO tồn dư trong thực phẩm. Theo bà Nga, đến nay đã có một số quốc gia có quy chế này, nhưng một số thì chưa ban hành.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay đến nay đã có một số quốc gia ban hành tiêu chuẩn với EO, nhưng Thái Lan chưa ban hành. Việt Nam áp dụng danh mục theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) và Codex cũng chưa quy định tiêu chuẩn EO, nhưng Hàn Quốc, Nhật... đã có quy định. Nếu Việt Nam ban hành thì cần có nghiên cứu để đảm bảo khả thi.
Tuy nhiên không chỉ EO, hiện còn nhiều chất khác cũng đang trong tình trạng "nơi cấm, nơi không", nguy cơ sẽ dẫn đến những vụ thu hồi tại các nước như mì gói vừa qua và gây lo ngại cho người tiêu dùng trong nước. Trả lời vấn đề này, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho rằng việc bộ tiêu chuẩn các nước khác nhau là bình thường.
Lý do còn phụ thuộc thói quen ăn uống, lượng thực phẩm ăn vào ở mỗi quốc gia là khác nhau. Điểm khó khăn trong quản lý an toàn thực phẩm hiện nay tại Việt Nam là có tới... bốn bộ, ngành tham gia chính vào lĩnh vực này, gồm Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (mỗi bộ quản lý một số nhóm mặt hàng), Bộ Khoa học và Công nghệ (liên quan tiêu chuẩn, quy chuẩn), từ đó dẫn đến tình trạng "một miếng ăn bốn bộ quản", nhiều mặt hàng không rõ bộ, ngành quản lý.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận