menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Huyền My

Vì sao đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại nhiều nước châu Á?

Có lẽ do sự chủ quan cùng với việc tiêm vaccine chậm đang là nguyên nhân khiến nhiều nước ở châu Á bùng phát dịch Covid-19

Nikkei cho rằng sự tự tin quá sớm và hoạt động triển khai tiêm vắc xin Covid-19 chậm là một phần nguyên nhân đằng sau tình trạng bùng dịch hiện tại.

Cho đến đầu tháng 3/2021, Ấn Độ có lý do để lạc quan về tình hình đại dịch Covid-19 tại nước này. Tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 khi đó đang giảm, từ 97.000 ca mới/ngày vào tháng 9/2021 xuống còn chỉ hơn 15.000 ca nhiễm vào tháng 2/2021, nhiều chuyên gia thậm chí còn dự báo về khả năng Ấn Độ đã đạt được miễn dịch cộng đồng.

Vào tháng 2, thậm chí Bộ trưởng Y tế Ấn Độ, ông Harsh Vardhan, còn tuyên bố: “Chúng ta đang ở giai đoạn cuối của đại dịch Covid-19”.

Thế nhưng trong cuộc chiến với virus corona vốn rất khó đoán, âm thầm lây nhiễm, sự lạc quan có thể mang lại nhiều điều tồi tệ. 4 tháng sau đó, Ấn Độ chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19.

Số lượng các ca lây nhiễm hàng ngày tại Ấn Độ nhanh chóng vượt ngưỡng 400.000 vào đầu tháng 5/2021 và như vậy có tỷ lệ cao nhất trên toàn cầu. Tính đến ngày 5/7/2021, Ấn Độ đã xác nhận có 30,6 triệu trường hợp lây nhiễm Covid-19 và 402.728 ca tử vong sau khi phát hiện chủng delta, chủng này được tinh có tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 2 lần so với các chủng trước đây.

Quá trình tiến hóa sinh học tự nhiên đã kết hợp với hiện tượng tự nhiên nguy hiểm: sự quá tự tin. Khi quá tin rằng thành công trong chống dịch đã gần tới, giới chức một số bang tại Ấn Độ đã cho phép tập trung đông người và các lễ hội tôn giáo. Kết quả, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại tại nhiều khu vực trên khắp đất nước.

Trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, câu chuyện cũng tương tự. Khi mà đại dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới trong năm 2020, nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành điển hình chống dịch của thế giới với kỷ luật và ý chí chính trị cao dù rằng có nguồn tài nguyên hỗ trợ thấp hơn nhiều so với các nước giàu có phương Tây.

Trong khi họ tạo nên khác biệt bằng cách hành động nhanh và hiệu quả giúp kiềm chế virus, một năm sau, mọi chuyện dường như đã khác. Sự mệt mỏi kết hợp với sự tự mãn ngoài ra niềm tin đặt sai chỗ vào khả năng tiêm vắc xin Covid-19 cũng như tính hiệu quả của nó giảm đi.

Tại Thái Lan, Việt Nam và Campuchia, nhóm 3 nước Đông Nam Á từng có số ca lây nhiễm Covid-19 khá thấp tính đến mùa xuân năm nay, việc các ca nhiễm bùng tăng trong thời gian gần đây diễn ra rất bất ngờ. Đài Loan từng phong tỏa và đóng cửa biên giới sớm giờ đây cũng đang đương đầu với làn sóng lây nhiễm Covid-19.

Nhật, đất nước có cách tiếp cận khá tự do trong việc kiềm chế virus, cho đến nay đã thành công với chiến dịch xét nghiệm và truy vết cũng như đeo khẩu trang bắt buộc. Riêng trong năm nay, Nhật đã buộc phải 2 lần tuyên bố về tình trạng khẩn cấp.

Có lẽ cũng không hề ngẫu nhiên khi mà những nước từng có tỷ lệ lây nhiễm, số ca mắc Covid-19 thấp và nền kinh tế hoạt động ổn định trong năm 2020 giờ đây đang đương đầu với nhiều khó khăn.

Việt Nam từng là một trong những “ngôi sao” trong công tác chống dịch của năm 2020, Việt Nam thuộc nhóm ba nước có tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp nhất đồng thời vẫn duy trì được tăng trưởng GDP 2,9%. Tuy nhiên Việt Nam giờ đang đương đầu với tình trạng lây nhiễm Covid-19 cao và không gian cách ly hạn chế.

Thái lan, sau nhiều tháng không có lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, giờ đây đang đương đầu với tình trạng lây nhiễm Covid-19 tăng mạnh. Ngày 5/7/2021, Thái Lan đứng thứ 2 trên bảng thống kê số ca lây nhiễm mới Covid-19 với 6.166 ca nhiễm mới chỉ trong 1 ngày, số lượng ca lây nhiễm Covid-19 của Thái Lan trong ngày như vậy còn cao hơn so với tổng số ca lây nhiễm của năm 2020. Trong toàn bộ năm ngoái, có 59 ca tử vong, số lượng ca tử vong do Covid-19 mỗi ngày giờ đây còn cao hơn con số đó.

Campuchia cho đến nay đã công bố 500 ca nhiễm mới Covid-19 và không có ca tử vong nào cho đến tháng 2/2021. Tư vấn cho Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen, thậm chí đã nói rất nhiều lời hoa mỹ về cuộc chiến chống Covid-19. Tuy nhiên, tất cả những điều đó xảy ra trước sự kiện ngày 20/2/2021 khi hai người phụ nữ lây nhiễm Covid-19 trong một câu lạc bộ đêm và thành công chống dịch của Campuchia bắt đầu mất dần.

Theo phóng viên của Nikkei ghi nhận, một ngày tháng 6/2021, người này nhìn thấy một người đàn ông trên phố bị nhắc nhở rất gắt gao bởi người đó không đeo khẩu trang. Sau nhiều tháng của năm 2020 liên tục không có ca nhiễm mới Covid-19, Việt Nam hiện đang đương đầu với nhiều khó khăn, số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh và đe dọa gây tổn hại đến toàn bộ chuỗi cung ứng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại