Vì sao chứng chỉ tiền gửi có lãi suất cao nhưng vẫn kén nhà đầu tư?
Yêu cầu số vốn tối thiểu quá cao, thời gian gửi dài hạn, tính thanh khoản chậm là những rào cản khiến nhà đầu tư không mấy mặn mà với chứng chỉ tiền gửi.
CCTG bản chất là một cách huy động vốn lâu dài của nhà băng. NĐT muốn hưởng lãi suất cao thì vốn yêu cầu tối thiểu cũng phải cao và thời gian gửi lâu dài. Các đơn vị phát hành hiện nay thường chào bán một CCTG có giá 100 triệu đồng, kỳ hạn gửi thông thường là 12, 18, 24 tháng trở lên.
Rào cản lớn nhất của CCTG thực chất nằm ở chỗ tính thanh khoản vì người mua không được phép tất toán cho đến cuối thời hạn. Đó là điều cực kỳ bất lợi trong thời gian này, khi mà tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn bất ổn và nền kinh tế chịu nhiều rủi ro. NĐT sẽ có cảm giác sốt ruột khi nhìn một khoản tiền lớn của mình nằm yên trong tài khoản CCTG cả năm trời. Nếu kế hoạch tài chính của họ đột ngột thay đổi thì họ cũng chẳng thể lấy ra được số tiền lớn của chính mình.
Hiện nay một số nhà băng và tổ chức tín dụng đã bắt đầu linh động hơn trong việc phát hành CCTG. Các đơn vị như BIDV, Vietcapital Bank, VIB, ABbank đã cho phép người mua CCTG là bội số của 10 triệu đồng, thậm chí, CCTG của SHB có giá trị nhỏ nhất chỉ 1 triệu đồng. Tuy vậy, cách trên dường như vẫn không giải quyết được bài toán thanh khoản.
Phương án phân phối CCTG hiệu quả nhất hiện tại là kết hợp với các nền tảng công nghệ thông minh fintech. Đây là các công ty công nghệ thuộc lĩnh vực tài chính, hoạt động trên phần mềm máy tính hay ứng dụng smartphone giúp chia nhỏ một đơn vị CCTG thành hàng chục đơn vị nhỏ hơn, tháo gỡ rào cản về thời gian thanh khoản và mang nó đến NĐT. Fintech sẽ đóng vai trò quản lý và tìm kiếm nguồn khách hàng cho các ngân hàng. NĐT cũng sẽ linh động và thuận tiện hơn trong việc tối đa hóa nguồn vốn của mình. Thậm chí, NĐT có vốn nhỏ vẫn được chào đón với lợi nhuận hấp dẫn.
Trong số các đơn vị Fintech cung cấp thể loại CCTG số này, nền tảng Infina là một ứng cử viên sáng giá vì cho tỷ lệ lợi nhuận lên đến 8 - 9%/năm. Giá trị một phần CCTG cũng không quá lớn chỉ từ 2 triệu đồng/ đơn vị. Ngoài ra, NĐT có thể an tâm về tính thanh khoản vì họ có thể rút vốn bất kỳ lúc nào. Cụ thể, nếu NĐT rút vốn trước thời hạn thì tỷ lệ lợi nhuận hưởng được là 5%/năm - vẫn hấp dẫn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Mặc dù giải quyết được những bất cập của CCTG, đầu tư CCTG tại các nền tảng fintech vẫn còn mới tại thị trường Việt Nam. Các tổ chức tài chính nên nhanh chóng áp dụng công nghệ mới, khai thác và đẩy mạnh hình thức này đến với NĐT để việc huy động nguồn vốn lâu dài từ CCTG không còn là một chướng ngại.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận