24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Dương Mạnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vì sao Bộ GTVT không đồng ý đề xuất giảm phí BOT?

Do ảnh hưởng dịch COVID-19, lượng xe tiếp tục giảm dẫn đến doanh thu các trạm BOT càng thấp. Trong khi đó, các ngân hàng đang yêu cầu doanh nghiệp BOT huy động vốn bổ sung phần doanh thu thiếu hụt....

Bộ GTVT cho biết đây là mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ được tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng dự án.

Bộ GTVT vừa có ý kiến trả lời Hiệp hội Taxi TPHCM và Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội về đề xuất giảm phí BOT 3%-5% đối với các phương tiện chở hàng từ 5 tấn trở lên và các phương tiện chở khách từ 16 chỗ trở lên để giảm chi phí vận tải trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hiện dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ngày càng lan rộng, đã và đang tác động, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sốngkinh tế, xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách... bị ảnh hưởng rõ rệt. Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo bằng những hành động, giải pháp cụ thể nhằm tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, Bộ GTVT đang phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt... và rà soát, có các giải pháp cụ thể hỗ trợ, giảm chi phí chodoanh nghiệpthuộc ngành, lĩnh vực quản lý bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đối với chi phí của các phương tiện vận tải khi đi qua trạm thu phí hoàn vốnđầu tưdự án đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT, Bộ GTVT, đây là mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ được tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng dự án, đủ để các nhà đầu tư (doanh nghiệp BOT) hoàn trả phần vốn đã huy động đầu tư các dự án BOT đường bộ.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp BOT đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải giảm phí cho một số loại phương tiện và chưa được tăng phí như dự kiến trong hợp đồng dự án theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016. Mặt khác, cácngân hàngđang yêu cầu doanh nghiệp BOT huy động vốn bổ sung cho phần doanh thu thiếu hụt để tránh nguy cơ phảitái cơ cấunợ, chuyển nhóm nợ. Các doanh nghiệp BOT đang gặp rất nhiều khó khăn, nay thêm dịch Covid-19, lượng xe tiếp tục giảm dẫn đến càng khó khăn hơn.

Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị các doanh nghiệp vận tải chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp BOT. Với đề xuất của Hiệp hội để giảm chi phí vận tải. Bộ GTVT sẽ tiếp tục nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giảm các loại phí do Nhà nước quản lý.

Đối với kiến nghị giảm phí bến bãi, Bộ GTVT cho biết ngày 18/3 đã có văn bản yêu cầu các Sở GTVT tham mưu UBND cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về những khó khăn vướng mắc cho các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe trong giai đoạn xảy ra dịch và sau dịch để hỗ trợ cơ chế chính sách cho các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe về giảm thuế, phí, lệ phí ra vào bến xe.

Trước đó, trước những khó khăn với doanh nghiệp, ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội cho biết, Hiệp hội đã có đơn kiến nghị gửi Quốc hội, Chính phủ và các bộ các giải pháp hỗ trợ ngành vận tải vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.

Theo đó, Hiệp hội đề xuất nhóm giải pháp để Nhà nước hỗ trợ ngành vận tải vượt qua khó khăn trước mắt. Cụ thể, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng giãn nợ, hạ lãi suất cho vay đối với các hợp đồng vay vốn để đầu tư phương tiện vận tải, hoặc đang thế chấp tại tổ chức cho vay vốn.

Đồng thời, xem xét việc giảm phí BOT từ 3 - 5% đối với các phương tiện chở hàng từ 5 tấn trở lên và các phương tiện chỏ khách từ 16 chỗ trở lên để tiết giảm chi phí vận tải.

Hiệp hội vận tải cũng đề nghị Nhà nước có chính sách ổn định giá xăng dầu tạm thời đến hết quý II năm 2020. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xăng dầu nâng cao sản lượng xăng E5.

Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ GTVT cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí lao động cho các doanh nghiệp.

Ông Bùi Danh Liên cho biết “Hiệp hội kiến nghị Quốc hội và Chính phủ sử dụng một phần gói kích cầu dự kiến 2.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho các đơn vị vận tải thực hiện các chủ trương của Chính phủ nhằm đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững”.

Trên thực tế,nhiều doanh nghiệp vận tải phải co cụm lại, cố gắng cầm cự hoạt động kinh doanh. Họ liên tục phải bù lỗ để chi trả các chi phí cố định, lương cho nhân viên và áp lực tiền lãi ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách đi tuyến Hà Nội- Lào Cai của công ty thời gian qua giảm hơn 50%. Các xe chạy đường dài từ 200 - 300 km, không đủ chi phí nhiên liệu, lương cho nhân công. Vậy nên hãng xe Sao Việt của công ty đã phải tạm dừng hoạt động 10 lượt tại bến Mỹ Đình và các bến xe khác trên địa bàn Hà Nội.

Theo dự báo của cơ quan chức năng, tình hình dịch COVID-19 có thể còn tiếp tục kéo dài. Vậy nên, các doanh nghiệp vận tải sẽ đối mặt với muôn vàn khó khăn, khi vừa phải trả lãi suất ngân hàng, vừa bù lỗ trả lương cho người lao động và nhiều chi phí khác...

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả