menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thạch Thảo

Vì sao AAM đặt chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022 chỉ 1 tỷ đồng?

Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vừa công bố, Công ty CP Thủy sản MeKong (HoSE: AAM) đặt mục tiêu sản lượng 3.000 tấn và lãi trước thuế chỉ 1 tỷ đồng.

Lý giải cho việc đặt mục tiêu kế hoạch khiêm tốn này, HĐQT AAM cho rằng, do thị trường xuất khẩu truyền thống vẫn còn hạn chế vì các rào cản kỹ thuật ngày càng phức tạp hơn. Ảnh hưởng xấu từ dịch COVID-19 vẫn còn lớn, nhất là việc tăng chi phí đầu vào và biến động lực lượng lao động. Ngành chăn nuôi cá tra đang trong giai đoạn suy thoái dần. Nhất là ở khu vực nông dân bên ngoài do con giống thoái hóa, bệnh tật, môi trường nuôi bị ô nhiễm.

Thủy sản Mekong đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 chỉ 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cạnh tranh không lành mạnh trong ngành vẫn còn tiếp diễn. Giá đầu vào chuyển biến tăng nhanh trong khi giá bán chuyển biến không kịp thời vì còn hiện tượng bán phá giá, tranh giành khách hàng. Nhà xưởng, trang thiết bị đã đến hạn cần đầu tư nâng cấp phải tốn kém chi phí cao cũng là một khó khăn của AAM.

Ngoài việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2022, HĐQT AAM cũng xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cho các năm tiếp theo cũng với mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn, cụ thể: Năm 2023, với tổng doanh thu 170 tỷ đồng, sản lượng đạt 3.600 tấn và lãi trước thuế 3 tỷ đồng; Năm 2024, tổng doanh thu 200 tỷ đồng, sản lượng đạt 4.100 tấn, lãi trước thuế 4 tỷ đồng; các năm 2025-2026, AAM cũng đặt chỉ tiêu doanh thu là 200 tỷ đồng, sản lượng 4.100 tấn, nhưng lãi trước thuế lần lượt là 6 tỷ đồng và 8 tỷ đồng.

Để đạt được những mục tiêu trên, trong 5 năm tới, AAM sẽ nâng cấp nhà xưởng và trang thiết bị đông lạnh (chi phí dự kiến từ 5 đến 15 tỷ đồng); tiếp tục liên kết với nông dân để chăn nuôi cá tra, dự kiến 10 tỷ đồng; trang bị thêm 1 Máy IQF 600 kg/giờ, 1 máy mạ băng công suất 2,000 kg/giờ.

Về thị trường tiêu thụ, Công ty sẽ kết nối chặt hơn đối với thị trường truyền thống, với khách hàng thân quen. Đồng thời phát triển khách hàng Trung Quốc, Hồng Kông, khối Á Rập, Châu Mỹ La Tinh để tăng doanh thu.

Trong năm 2021, AAM ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 134 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 226 triệu đồng, trong khi năm 2021 lỗ gần 12 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp chỉ thực hiện được 75% mục tiêu doanh thu và hoàn thành mục tiêu không thua lỗ trong năm 2021.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của AAM ghi nhận hơn 201 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Hàng tồn kho cũng giảm 29%, xuống còn 85 tỷ đồng. Trong đó, thành phẩm ghi nhận hơn 38 tỷ đồng (giảm 61%) và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hơn 45 tỷ đồng (gấp đôi đầu năm).

Vì sao AAM đặt chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022 chỉ 1 tỷ đồng?

Trên thị trường, cổ phiếu AAM chốt phiên giao dịch ngày 3/2 đạt 13.150 đồng/cổ phiếu và hiện vẫn nằm trong diện cảnh báo từ 15.3.2021 do LNST chưa phân phối tính đến 31.12.2021 là số âm.

Tại thời điểm này, các khoản phải thu ngắn hạn lao dốc 54%, xuống chỉ còn gần 8 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng giảm mạnh 59% so với đầu năm, ghi nhận gần 7 tỷ đồng do không còn khoản nợ vay ngắn hạn.

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển ngành cá tra năm 2022 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết, mục tiêu năm 2022, ngành cá tra dự kiến sản xuất khoảng từ 1,6 - 1,7 triệu tấn cá tra thương phẩm; kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỷ USD.

Ông Cẩn cho rằng, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia vừa là thách thức, vừa là cơ hội để sản phẩm cá tra Việt Nam tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường EU, Hoa Kỳ,... Tuy nhiên, những yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngành hàng cá tra nước ta phải nỗ lực để đáp ứng.

"Sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, hoạt động thanh kiểm tra trực tiếp của Cục thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đối với toàn chuỗi cá tra có thể sẽ nối lại. Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành lệnh số 248, 249 áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Lệnh 248, 249 có thể sẽ có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản đông lạnh, trong đó có cá tra," ông Nhữ Văn Cẩn nhận định.

Trong khi đó, đại diện Hiệp hội xuất khẩu và chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) khuyến cáo, tuy dự báo giá thành cá tra tăng nhưng ngành thủy sản cần có đánh giá và định hướng đối với nuôi trồng cá tra. Hiện nay, nguyên liệu tăng cao. Doanh nghiệp và thị trường có thể điều tiết giá xuất khẩu và chất lượng. Tuy nhiên, các ngành chức năng cần định hướng cho người nuôi, doanh nghiệp cân đối cung cầu để tăng độ an toàn giá trị và lợi nhuận, tránh tình trạng phát triển nóng như năm 2018.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

8.37

+0.32 (+3.98%)

Biểu đồ mã AAM
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả