Vĩ mô Việt Nam tháng 8 năm 2024: Lạm phát hạ nhiệt, các yếu tố khác vẫn sáng nhưng xuất hiện điểm trừ
Khu vực tiêu dùng: Tín hiệu "hụt đà tăng" đáng chú ý.
Tổng mức bán lẻ HH&DV T8/24 (theo giá hiện hành) T8/24 đạt 526.582 tỷ đồng, tăng +7,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY). Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của tổng mức bán lẻ HH&DV tính từ đầu năm 2024, đặt trong bối cảnh tăng trưởng khu vực bán lẻ vốn dĩ vẫn chưa thể quay về mức trước đại dịch Covid (12% - 13%).
Khu vực sản xuất: Tăng trưởng vẫn tốt nhưng ghi nhận sự chậm lại
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) T8/24 tăng +9,5% YoY. Trong đó: Công nghiệp chế biến chế tạo +10,6% YoY; Sản xuất truyền tải & phân phối điện +8,9% YoY; Cung cấp nước & xử lý rác thải, nước thải +12,6% YoY; riêng Khai khoáng vẫn còn giảm -1,5% YoY:
IIP T8/24 vẫn tăng trưởng dương tốt (tương đương trước đại dịch Covid) nhưng thấp hơn đáng kể so với mức tăng trong 2 tháng liền trước (12,4% và 11,2%) do tăng trưởng chậm lại ở lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo.
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; Dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất... là những ngành có IIP tăng mạnh nhất trong T8/24.
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 52,4 điểm trong T8/24, giảm so với mức 54,7 điểm của T7/24 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh.
Khu vực ngoại thương: Xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng trưởng khá tốt nhưng cùng chậm lại, nhập khẩu tăng chậm trở lại so với xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu T8/2024 đạt 37,6 tỷ USD, tăng +14,5% YoY. Kim ngạch nhập khẩu đạt 33,1 tỷ USD, tăng +12,4% YoY. Xuất siêu 4,5 tỷ USD trong T8/24. Lũy kế 8 tháng năm 2024, xuất siêu 19,1 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng trưởng dương khá tốt nhưng cùng chậm lại, đặc biệt chậm lại rõ nét ở nhập khẩu. Sau 4 tháng liên tiếp, nhập khẩu cũng đã tăng trưởng chậm lại so với xuất khẩu.
Khu vực đầu tư: Tiếp tục là khu vực được đánh giá sáng nhất
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt 2 tỷ USD trong T8/24, giảm -15,1% YoY. Vốn FDI giải ngân đạt 1,6 tỷ USD, tăng +5,3% YoY. Vốn FDI vào Việt Nam tính lũy kế từ đầu năm 2024, nhìn chung vẫn đang rất sáng và thiết lập những kỷ lục mới.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước T8/2024 ước đạt 62.115 tỷ đồng, tăng rất nhẹ +1,3% YoY, sau 2 tháng suy giảm liên tục liên trước. Lũy kế 8 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 363.097 tỷ đồng, 47,8% kế hoạch năm, vẫn là mức cao kỷ lục trong giai đoạn 5 năm trở lại đây. Bỏ qua hiệu ứng so sánh nền cao với 2023, vốn đầu tư công vẫn đang rất tốt về mặt giá trị tuyệt đối.
Lạm phát: Hạ nhiệt lần đầu sau chuỗi ngày leo thang
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) T8/24 tăng +3,45% YoY, mức tăng thấp nhất kể từ T2/24. Xét theo cấu phần lạm phát, hạ nhiệt của CPI đến từ sự đóng góp của Lương thực, Thực phẩm, Nhà ở & Vật liệu xây dựng, Giao thông, Giáo dục... trong khi Y tế và Hàng hóa khác vẫn còn dai dẵng.
Bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng +4,04% YoY, thấp hơn mức tăng trong 7 tháng năm 2024 là +4,12% YoY (mục tiêu lạm phát bình quân năm 2024 ở mức 4% - 4,5%).
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận