Vĩ mô và dự đoán tác động đối với Việt Nam và TTCK
Số liệu CPI tháng 10 vừa mới công bố của Mỹ đang xác nhận 1 kịch bản rất đẹp cho thị trường tài chính toàn cầu, là mảnh ghép cần thiết giải quyết các câu hỏi chính: xu hướng giảm của lạm phát tiếp diễn và chính sách gần như chắc chắn mềm tay hơn của Fed. Các kịch bản về lãi suất Fed thay đổi rất nhanh chóng sau phiên hôm qua.
1. Số liệu CPI Mỹ trong tháng 10 thay đổi ở những điểm cụ thể:
- Headline CPI quay đầu giảm mạnh, 3.2% YoY (so với ước tính 3.3%), với mức tăng MoM đạt 0% (so với ước tính 0.1%), hàm ý động lượng tăng gần như chấm dứt của lạm phát tổng thể)
- Core CPI giảm nhất quán về mức thấp nhất 2 năm, 4.0% YoY (so với ước tính 4.1%), với mức tăng MoM 0.2% (so với ước tính 0.1%).
Số liệu CPI mới nhất cho thấy động lượng tăng của lạm phát Mỹ giảm so với kỳ vọng, cũng như xóa bỏ các lo ngại về xu hướng tăng nhẹ trở lại của lạm phát trong vài tháng gần đây. Lạm phát hiện tại giảm bất ngờ với đa số ước tính. Với xu hướng lạm phát bớt cứng đầu, lãi suất Fed được kỳ vọng đã đạt đỉnh và giảm nhanh. hơn dự kiến.
1. Phản ứng rất tốt của thị trường toàn cầu
Có thể nói, đa thị trường tài chính đang phản ứng cực tốt với diễn biến lạm phát. Kịch bản về lạm phát đã thay đổi trong ngắn hạn khi chính thị trường đang cho thấy các chỉ số quan trọng đang hạ nhiệt nhanh chóng. Các con số bên dưới cho thấy thị trường có thể đang kỳ vọng vào nền kinh tế đạt được trạng thái hạ cánh mềm nhờ vào việc điều kiện kinh tế của Mỹ vẫn đủ khỏe cho đến gần hết chu kỳ lạm phát cao – thắt chặt tiền tệ đạt đỉnh.
DXY giảm rất mạnh 1.5%, cho thấy xu hướng tăng mạnh 2 tháng đã được phá vỡ về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm về vùng thấp hơn 103. Điều kiện sắp tới về DXY ngưỡng thấp sẽ là điều kiện tốt cho dòng đầu tư ngoại quay trở lại chứng khoán khu vực EMs (Việt Nam), khu vực chịu ảnh hưởng outflows rất mạnh trong 2 tháng nay.
Lợi suất TPCP Mỹ giảm rất mạnh và đều ở các kỳ hạn ngắn hạn (2 năm) , trung hạn (5 năm), và dài hạn (10 năm) , giảm từ 20 – 23 điểm, mức giảm rất lớn (tương đương giảm sốc 4 – 5%). Nói cách khác, mức lãi suất Mỹ vừa giảm hơn 0.2% - 0.3%/năm trong 1 phiên.
Chỉ số Nasdaq và SP500 đóng cửa tăng mạnh nhất, 2.1% và 1.9%, trong đó Nasdaq đã chạm vùng cao nhất mọi thời đại. Dow Jones cũng có 1 phiên tăng mạnh 500đ (1.6%), tiệm cận vùng kháng cực 35,000. Rất tích cực với những phản ứng của thị trường chứng khoán, đặc biệt chỉ số Nasdaq, với những dữ liệu quan trọng, là 1 phần cho thấy các xu hướng lớn có thể đã thay đổi.
Chứng khoán Châu Âu cũng tiếp nối đà tăng 6 phiên liên tục, tăng 1.4%, về vùng cao nhất 2 tháng.
Chứng khoán Châu Á dự kiến sẽ có 1 phiêntăng điểm rất mạnh, khi các chỉ số futures đang cho thấy mức tăng trên 2% ở cả chỉ số Nikkei 225 và Hang Seng.
Các cặp tỷ giá USD/JPY và USD/CNY đều rơi mạnh ra khỏi vùng rủi ro lớn (vùng đỉnh) về mức rất an toàn.
2. Dự đoán tác động với Việt Nam và TTCK:
Xuyên suốt 2 tháng qua, áp lực về thanh khoản và tỷ giá là các mối lo ngại lớn nhất trên TTCK Việt Nam, từ sự giật cục thanh khoản, các xu hướng tăng/giảm không rõ ràng. Hiện tại, FIDT tin rằng số liệu toàn cầu và cả Việt Nam (đặc biệt là động thái trả lại thanh khoản quyết liệt của SBV) đã đủ chắc chắn để cho rằng TTCK Việt Nam có thể được hưởng lợi lớn từ xu hướng đảo ngược của thanh khoản và tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá đối với chính sách tiền tệ ngược dòng của SBV cũng giảm đi đáng kể, cho thấy SBV sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế sắp tới, thông qua môi trường lãi suất rẻ và thúc đẩy tín dụng cuối năm.
Vùng đo lường rủi ro thanh khoản thiếu hụt liên ngân hàng - thanh khoản thiếu hụt TTCK - rủi ro tỷ giá mà FIDT phân tích đã rơi về mức thấp nhất trong 2 tháng qua, quan trọng hơn là các điều kiện "tiền rẻ" đã có xu hướng trở lại. 2 hình bên dưới cho thấy sự chuyển biến lớn đang xảy ra trong tổng thể thanh khoản nền kinh tế.
Chính sách về tiền tệ và tài khóa đang dọn đường cho việc tạo đà tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn cuối năm quan trọng này.
3. Dự đoán các diễn biến đối với thị trường Việt Nam sắp tới:
NHNN sẵn sàng bơm trả lại thanh khoản cho thị trường liên ngân hàng trên OMO, ước tính khoảng 100k tỷ cho 7 phiên gần nhất, và thêm 100k tỷ nữa cho 7 ngày tiếp theo (đến thứ 4 tuần sau).
Với lượng thanh khoản được trả lại, nền thanh khoản cả thị trường tài chính (gồm liên ngân hàng và TTCK) sẽ tăng mạnh, kỳ vọng về mức bình thường trước thời điểm áp lực, bao gồm lãi suất liên ngân hàng về vùng dưới 1.0% và thanh khoản thị trường chứng khoán tiệm cận lại mốc 18,000 – 20,000 tỷ/phiên.
Mặt bằng lợi suất TPCP 10 năm (lãi suất chiết khẩu tiêu chuẩn) sẽ giảm về vùng đáy xung quanh 2.5%, 1 tín hiệu đáng mừng, cho thấy chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục thẩm thấu vào đà hồi phục kinh tế, thông qua các gói tín dụng rẻ kéo dài cùng nền thanh khoản ngân hàng đầy đủ.
Dòng vốn khối ngoại được dự đoán sẽ quay trở lại tìm kiếm cơ hội ở các thị trường mới nổi EM khi rủi ro qua đi, và FIDT kỳ vọng vị thế mua bán cân bằng hơn của khối ngoại trong thời gian tới.
Vùng P/E TTCK ngày càng rẻ hơn (so với lãi suất tiết kiệm , lợi suất TPCP dài hạn) được kỳ vọng là yếu tố lớn thúc đẩy dòng tiền quay trở lại thị trường trong giai đoạn 3 – 6 tháng tới.
Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý tích cực của dòng vốn đầu tư sau khoảng thời gian rất khó khăn cũng được chờ đợi thúc đẩy đà hồi phục tiếp diễn trên TTCK.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận