menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thoatngheo

“Uỷ ban Chứng khoán vẫn nên trực thuộc Bộ Tài chính”

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đoàn Hà Nội cho rằng việc giữ nguyên như quy định hiện hành để đảm bảo tính tuân thủ nghị quyết của đảng, trong đó hạn chế việc tăng thêm cơ quan, bộ máy, tăng biên chế.

“Trước mắt UBCK nhà nước nên thuộc Bộ Tài Chính”

Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/6, nhiều đại biểu cho rằng Ủy ban Chứng khoán nhà nước nên thuộc Bộ Tài Chính nhưng cần sửa luật để tăng thẩm quyền cho cơ quan này. Việc tăng tính độc lập, tăng thêm quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể ngăn chặn những biến động bất thường trên thị trường cũng như xử lý giao dịch phi pháp, làm tăng sự minh bạch cho thị trường

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đoàn Hà Nội cho rằng cơ quan này vẫn nên trực thuộc Bộ Tài chính thay vì là một cơ quan trực thuộc Chính phủ. Lý do được bà Mai đưa ra là do việc giữ nguyên như quy định hiện hành để đảm bảo tính tuân thủ nghị quyết của đảng, trong đó hạn chế việc tăng thêm cơ quan, bộ máy, tăng biên chế. Ngoài ra, việc tách UBCKNN khỏi Bộ Tài chính cũng chưa có cơ sở thực tiễn bởi tờ trình chưa chỉ rõ bất cập cũng như cản trở hoạt động của cơ quan này.

“Đặt giả thuyết Ủy ban chứng khoán tách khỏi Bộ Tài chính mà không trao cho nó quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, điều đó cũng không đem lại hiệu quả tích cực”, bà Mai nhấn mạnh.

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, đoàn An Giang cho rằng theo thông lệ quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần hoạt động theo mô hình độc lập thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam đã phát triển nhưng chưa thực sự lớn và để tránh xáo trộn, bà Tuyết cho rằng trước mắt UBCK nhà nước nên thuộc Bộ Tài Chính.

“Tuy nhiên, dự thảo luật cần quy định theo hướng tăng thẩm quyền UBCK nhà nước, đảm bảo tính độc lập và quy định rõ tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước ở mức nhất định và các điều khoản cụ thể. Sau khi đảm bảo, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể chuyển sang độc lập”, bà Tuyết cho hay.

Quy định vốn hoá dưới 30 tỷ đồng: Cân nhắc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư
Góp ý xây dựng dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy, đoàn Bến Tre cho biết dù trong quy định của dự thảo luật chứng khoán sửa đổi có quy định cho phép chuyển tiếp của những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa dưới 30 tỷ đồng nhưng thực chất, họ sẽ lâm vào tình trạng “chết nhưng chưa chôn” vì sẽ không có nhà đầu tư nào tiếp tục rót vốn.

“Với tỷ lệ 18% công ty đại chúng có giá vốn dưới 30 tỷ đồng, sẽ có 390 doanh nghiệp niêm yết lâm vào tình trạng chết nhưng chưa chôn. Dù dự thảo luật có điều khoản chuyển tiếp cho song song tồn tại nhưng thực chất, các công ty này không thể hoạt động được vì nhà đầu tư sẽ không đầu tư tiếp, thậm chí thu hồi tài sản đã đầu tư”, bà Thủy đề nghị cần cân nhắc nhằm đảm bảo quyền lợi cho thiểu số công ty đại chúng dưới 30 tỷ cũng như quyền lợi của nhà đầu tư, tránh tình trạng không quản được thì cấm.

Trước đó, đề cập đến hạn chế với doanh nghiệp chứng khoán có giá trị vốn hóa nhỏ theo báo cáo tổng kết thi hành luật, bà Thủy đồng thuận doanh nghiệp niêm yết nhỏ có những khó khăn trong việc thực hiện cơ chế thuế, phí, kiểm toán, chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính còn nhiều sai sót, thậm chí là gian lận.

Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho rằng đây chủ yếu bắt nguồn từ sự chủ quan của con người chứ không liên quan đến nguồn vốn nhỏ hay lớn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại