Tuần này: Dow Jones có thể đạt kỷ lục mới-Sự ảm đạm tiếp tục bao trùm nền kinh tế
Phân Tích Toàn Cảnh Thị Trường bởi Pinchas Cohen
- Dữ liệu kinh tế không đồng nhất và tốt hơn mong đợi, nhưng lợi nhuận doanh nghiệp giảm nghiêm trọng cho những tín hiệu không rõ ràng về cổ phiếu.
- Lợi suất trái phiếu gần mức thấp kỷ lục, kỷ lục mới đối với vàng, chỉ số VIX sẽ không thu hẹp khoảng cách, cung cấp phân kỳ âm cho thấy thị trường chứng khoán tăng cao kỷ lục.
- DJIA hoàn thành mô hình tăng giá.
Sau khi công bố dữ liệu nhà ở và các chỉ số PMI của Mỹ đã củng cố lập luận rằng sự phục hồi kinh tế từ cuộc suy thoái do Covid-19 gây ra vẫn đang được duy trì, hầu hết các cổ phiếu đã tăng giá vào thứ Sáu, dẫn đầu là lĩnh vực công nghệ. Các chỉ số lớn: S&P 500, Dow Jones Industrial Average và NASDAQ Composite đều tăng trong ngày thứ hai. Các động thái này đã đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp cho các chỉ số - chuỗi chiến thắng dài nhất đối với chỉ số công nghệ nặng kể từ tháng 1 và đối với SPX rộng hơn kể từ tháng 12.
Chúng tôi đang mong đợi nhiều điều tương tự hơn trong tuần này.
Cổ phiếu công nghệ hoạt động tốt hơn.
Trong số 11 ngành của S&P 500, nhóm ngành Công nghệ vượt trội hơn hẳn và mang lại lợi nhuận cao nhất trong ngày với hơn 1,27%, vượt lên trên cả mức tăng 0,5% của nhóm ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu (Consumer Discretionary). Thật vậy, cổ phiếu công nghệ đã hoạt động tốt hơn trong bất kỳ và mọi khung thời gian: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, hàng năm và 5 năm.
Lý do được đưa ra cho sự vượt trội của công nghệ “đó là tương lai”. Trong một môi trường dịch bệnh, buộc mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà, có nghĩa là các công ty trong ngành sẽ nhận thấy nhu cầu lớn hơn khi các sản phẩm và dịch vụ của họ thay thế thế giới vật chất.
Nhờ công nghệ, cả hai điểm chuẩn đều ghi được những kỷ lục mới vào thứ Sáu. Đây là kỷ lục hậu đợt Coronavirus thứ hai đối với S&P 500 và kỷ lục thứ 14 đối với NASDAQ trong tháng, trước đó kỷ lục thứ 36 của chỉ số này trong năm — 21 trong số đó được ghi nhận sau đại dịch đầu tiên.
Để đạt được điều đó, NASDAQ Composite trước đó đã có 19 kỷ lục kể từ mức thấp nhất trong tháng 3, hoặc gấp 5 lần mức cao nhất mọi thời đại sau đại dịch. Thực tế đó dường như cho thấy rằng làn sóng tăng của hiện tại là trực tiếp nhờ vào lợi thế của ngành trong thời kỳ xã hội buộc phải giãn cách và được cho là “trật tự thế giới” đã thay đổi và có thể sự thay đổi này là vĩnh viễn, chứ không chỉ đơn thuần là dự đoán cho “tương lai” chung chung.
Điều này có lẽ sau đó cũng giải thích cho lý do tại sao các công ty cổ phần nhỏ lại là những công ty hoạt động kém hiệu quả. Hiện tại, chỉ số Russell 2000 thấp hơn 12% so với kỷ lục ngày 31 tháng 8 năm 2018, trong khi Dow Jones chỉ thấp hơn 5,9% so với kỷ lục ngày 12 tháng 2 và S&P 500 cũng như NASDAQ đã đạt được các kỷ lục mới.
Dữ liệu kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp được công bố tuần trước có thể cho thấy sự phục hồi kinh tế, mặc dù những dữ liệu đó không đồng đều. Doanh số bán nhà hiện tại đã tăng cao nhất từ trước đến nay trong tháng 7, nhờ tỷ lệ thế chấp thấp và số lượng nhà cần bán không cao. Các nhà bán lẻ tên tuổi như Walmart (NYSE: WMT) và Target (NYSE: TGT) đã công bố lợi nhuận tăng vọt trong thời kỳ đại dịch.
Tuy nhiên, câu hỏi thực sự đặt ra là liệu lợi nhuận mà những ông lớn trong ngành bán lẻ đạt được có bù đắp cho tốn thất của tất cả các nhà bán lẻ nhỏ hơn không? Cho đến nay, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, và việc cứu trợ vi-rút do chính phủ tài trợ ở Mỹ đang rơi vào bế tắc.
Có một điều đáng thất vọng không kém: trong khi trước đây, các cổ phiếu phải mất bốn năm để phục hồi lên mức đỉnh sau khi thị trường rơi vào vùng giá giảm, thì lần này chỉ số S&P 500 chỉ mất sáu tháng để có thể quay trở lại và đạt được kỷ lục mới. Điều này thực sự có vẻ ấn tượng, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần xem xét lại vấn đề này hiện đang diễn ra trong bối cảnh như thế nào: thị trường ghi nhận mức suy giảm mạnh mẽ nhất nhưng ngay sau đó lại có những kỷ lục mới nhanh chóng xảy ra?
Hơn một thập kỷ qua, hiện nay các dữ liệu về chính sách nới lỏng định lượng (QE) và các thử nghiệm kinh tế khác đã đưa chúng ta vào một thế giới mới mẻ đầy những thử thách, trong đó chúng ta không thể thực sự biết mình đang hướng đến đâu. Những gì chúng ta đã học về nền kinh tế và thị trường tài chính trước đây có thể không còn phù hợp nữa. Có thể là chúng ta sẽ cần học lại mọi thứ.
Ví dụ: Warren Buffet – nhân vất nổi tiếng với những lựa chọn cổ phiếu được ngưỡng mộ nhất mọi thời đại – đã bán phá giá cổ phiếu khi đại dịch xảy ra. Và tại sao đến một người nổi tiếng trên thị trường cổ phiếu cũng buộc phải bỏ qua những món hời lớn? “Nhà tiên tri của Omaha” hiện nói rằng ông không biết điều gì sẽ xảy ra trên thị trường chứng khoán.
Mặc dù lợi nhuận của phần lớn công ty tốt hơn mong đợi, nhưng chúng vẫn thấp hơn 40% so với một năm trước, trước khi đại dịch Coronavirus bùng phát. Hơn nữa, các nhà phân tích kỳ vọng chỉ số S&P 500 sẽ giảm thêm 14,5% trong 12 tháng tới.
Ngoài ra, một loạt các phân kỳ âm đối với các cổ phiếu phá kỷ lục hiện đang có hiệu lực: chỉ số VIX vẫn chưa giảm xuống mức trước Covid; lợi suất thấp hơn 93 điểm cơ bản và vàng đạt mức cao mới lần đầu tiên kể từ năm 2011.
VIX Daily
Chỉ số tâm lý VIX dường như đã tìm thấy sự hỗ trợ bởi khoảng cách gia tăng mà vi-rút tạo ra, khi thước đo sợ hãi lại tăng lên.
UST 10Y Daily
Lợi suất, bao gồm cả trái phiếu kỳ hạn 10 năm, đã giảm trở lại dưới đường xu hướng tăng kể từ mức cao nhất vào ngày 20 tháng 2, trước khi vi-rút đẩy lãi suất xuống thấp hơn. Với sự ghi nhận mức lợi suất đã giảm 93 điểm cơ bản.
Vàng giảm 5,25% sau khi đạt được mức kỷ lục trước đó và tâm lý các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn khi phải đưa ra một số quyết định khó khăn.
Gold Daily
Đồ thị chi thấy kim loại quý vẫn nằm trong kênh tăng giá — và một “chiếc búa” của ngày thứ Sáu đã xác nhận cho một sự đảo chiều của ngày thứ Năm và thêm vào một mô hình búa bổ sung của ngày 12 tháng 8 – tất cả các diễn biến trên đồ thị đã hỗ trợ cho vàng có thể vừa hoàn thành một cờ tăng, giảm sau khi sụt giảm 10,3% chỉ trong bốn phiên, từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 8. Bên cạnh đó , các đường chỉ báo: MACD, ROC và RSI đều cho thấy giá của kim loại vàng có thể vượt lên.
Nếu vàng tiếp tục theo kịch bản giảm giá này, thì đây có thể là sự xác nhận cho một tín hiệu tăng giá của Dow Jones đã diễn ra vào thứ Sáu.
Dow Jones Daily
Chỉ số Dow Jones đã có một đột phá tăng nhẹ của một mô hình lá cờ tăng, xu hướng tăng theo sau khi chỉ số đã tăng hơn 2.000 điểm trong vòng tám phiên, điều này đã kích hoạt một mô hình chữ thập vàng (Golden Cross). Nếu sự đột phá vẫn còn, dự kiến động lực thị trường sau đó sẽ đưa chỉ số Dow Jones kiểm tra mức cao kỷ lục.
Là đồng tiền trú ẩn an toàn cuối cùng, đồng đô la đã tăng vọt vào thứ Tư sau những ngày ảm đạm hơn dự kiến của FED, và sau đó cũng tiếp tục tăng vọt vào thứ Sáu do tâm lý lạc quan về sự phục hồi. Nói cách khác, thị trường hiện đang cho thấy sức mạnh của đồng đô la đến từ hai chủ đề hoàn toàn trái ngược nhau và chỉ trong vòng hai ngày. Chúng tôi sẽ đưa ra một giải thích kỹ thuật đồng nhất hơn về vấn đề này:
DXY Daily
Đồng đô la đã hoàn thành một cờ hiệu giảm giá, sau khi giảm xuống dưới kênh giảm kể từ đỉnh tháng 3, tạo ra động lực giao dịch cho một kênh dốc hơn (màu đỏ). Sự phục hồi của đồng đô la được coi là một động thái quay trở lại để kiểm tra lại mô hình. Vì vậy, mô hình này được dự kiến sẽ được duy trì, làm tăng khả năng tiếp tục giảm xuống.
Xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê Út đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 6 và Nga đã vượt qua Vương quốc sa mạc để trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới.
Oil Daily
Thị trường dầu chính là một trong những yếu tố của sự phân kỳ tiêu cực đã đẩy mức cổ phiếu cao, vì mặt hàng năng lượng đã không hoạt động trong 11 tuần. Tuy nhiên, dầu WTI đã cố gắng để có thể tăng cao hơn 0,8% vào tuần trước, và cũng là mức tăng 5,1% trong tuần thứ ba liên tiếp ngay cả trong bối cảnh biến động tăng cao.
Lịch kinh tế
Tất cả thời gian được liệt kê là EDT
Thứ ba
4:00: Đức - Chỉ số Khí hậu kinh doanh Ifo: dự kiến tăng từ 90,5 lên 92,0.
10:00: US - CB Niềm tin của người tiêu dùng: dự kiến tăng cao hơn từ 92,6 lên 93,0.
10:00: Hoa Kỳ - Doanh số bán nhà: dự kiến tăng lên 786 nghìn từ 776 nghìn.
Thứ tư
8:30: Đơn đặt hàng hóa lâu bền cốt lõi của Mỹ - Hàng hóa bền chắc: dự đoán giảm từ 3,6% xuống 2,1%.
10:30: Mỹ - Tồn kho dầu thô: tuần trước ở mức -1,632 triệu.
Thứ năm
8:30: Hoa Kỳ - GDP: dự kiến tăng từ -32,9% theo quý lên -32,6%.
8:30: Hoa Kỳ - Yêu cầu thất nghiệp ban đầu: giảm từ 1.106 nghìn xuống 925 nghìn.
9:10: Hoa Kỳ - Chủ tịch Fed Powell phát biểu
10:00: Hoa Kỳ - Doanh số bán nhà đang chờ xử lý: dự báo giảm từ 16,6% xuống 4,5%.
Thứ sáu
9:05: Vương quốc Anh – Bài phát biểu của Bailey, Thống đốc BoE.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận