menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngô Vũ Sơn

Tuần này: Chứng khoán tiếp tục leo dốc trước chính sách nới lỏng; Đô la kiểm tra lại đáy

Chỉ số S&P 500 và Dow Jones Industrial Average đạt đỉnh mọi thời đại mới vào thứ Sáu, trong khi các chỉ số NASDAQ và Russell 2000 đều tăng điểm sau khi bảng lương phi nông nghiệp tháng 4 thấp hơn đáng kể so với ước tính, làm giảm bớt lo ngại về lạm phát và báo hiệu rằng các biện pháp nới lỏng của Fed nhiều khả năng vẫn sẽ được duy trì. Do đó, chúng tôi kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng điểm do các nhà giao dịch duy trì tâm lý tích cực với các gói kích thích hiện có.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng dự đoán sẽ có những biến động đáng kể trong trung hạn, do các dữ liệu mâu thuẫn tiềm năng sẽ vẫn là yếu tố khiến các chuyên gia tiếp tục tranh cãi về khả năng lạm phát tăng nhanh và nền kinh tế phát triển quá nóng.

Đồng đô la lao dốc và vàng tăng giá, xây dựng tiếp tục duy trì trên mức 1800 đô la.

Nền kinh tế xấu là điều tích cực cho các nhà đầu tư?

10 trong số 11 nhóm ngành thuộc S&P 500 đã tăng điểm cuối tuần qua, trong khi ngành hàng tiêu dùng thiết yếu đi ngang. Các ngành năng lượng, (+ 1.8%), Bất động sản, (+ 1.2%) và Công nghiệp, (+ 1.1%) là những ngành có mức tăng vượt trội.

Trên thực tế, ngành năng lượng trước đó đã giảm -1.2% vào đầu phiên giao dịch, trong khi ngành Công nghệ tăng 0.8%, sau khi số lượng việc làm thấp hơn nhiều so với dự kiến ​​đã gây sốc cho thị trường. Mức tăng 266,000 biên chế được công bố đã thấp hơn đáng kể so với dự báo 1 triệu việc làm mới trước đó. Tổng thống Joseph Biden đã phản ứng với bảng lương phi nông nghiệp được phát hành bằng cách phát biểu về sự phục hồi hoàn toàn của nền kinh tế Hoa Kỳ, "Mọi thứ vẫn còn rất khó khăn và chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước."

Sau bản báo cáo, các nhà đầu tư nhanh chóng chuyển sang những lĩnh vực mang lại hiệu quả vượt trội trong thời kỳ đại dịch trong khi bán tháo các cổ phiếu hoạt động tốt hơn trong thời kỳ phục hồi kinh tế, bao gồm cả cổ phiếu năng lượng. Tuy nhiên, sau khi giảm mạnh vào đầu phiên, ngành năng lượng tiếp tục có một ngày xuất sắc, tăng gần gấp đôi so với ngành có hiệu suất tốt tiếp theo. Mặt khác, cổ phiếu công nghệ đã giảm đà tăng trong ngày, và thậm chí đôi khi chìm trong sắc đỏ.

Câu chuyện trên thị trường hiện tại là dữ liệu việc làm đáng thất vọng sẽ ủng hộ quan điểm rằng lạm phát chỉ là nhất thời và ​​sẽ không cản trở sự phục hồi. Nó cũng thúc đẩy quan điểm rằng sự phục hồi kinh tế chậm chạp sẽ tiếp tục cần đến sự hỗ trợ từ các công cụ tài khóa và tiền tệ từ các cơ quan chính phủ. Với suy nghĩ này, các nhà đầu tư đã quay lại với giao dịch dựa trên lạm phát.

Như chúng tôi đã chỉ ra nhiều lần, trong một môi trường kinh tế nới lỏng định lượng (chẳng hạn như môi trường kinh tế mà chúng ta hiện đang trải qua), một nền kinh tế xấu được coi là tín hiệu tích cực đối với các nhà đầu tư, vì họ sẽ tiếp tục tận hưởng một thị trường chứng khoán dễ dàng đạt lợi nhuận khi các gói kích thích giữ cho hầu hết cổ phiếu tăng giá, trong khi các dữ liệu tích cực, báo động cho việc thắt chặt chính sách, lại bị ghét bỏ.

Sau khi tăng điểm vào thứ Sáu, chỉ số S&P 500 có thể đã đảo ngược mô hình giảm điểm.

Tuần này: Chứng khoán tiếp tục leo dốc trước chính sách nới lỏng; Đô la kiểm tra lại đáy
S&P 500 Daily

Mức tăng đã đưa chỉ số vượt lên khỏi đỉnh tiềm năng của mô hình vai-đầu-vai nhỏ, bật khỏi kênh tăng ngắn hạn, giữ tốc độ tăng nhanh hơn so với đường xu hướng tăng dài hạn kể từ mức đáy năm 2020.

Với mức chi tiêu của người tiêu dùng lên tới 70% GDP của Hoa Kỳ, số liệu việc làm là một bánh răng quan trọng của cỗ máy kinh tế Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao việc phát hành dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp hàng tháng có tác động mạnh mẽ đến thị trường. Tuy nhiên, những phản ứng như vậy thường có xu hướng ngắn hạn.

Đáng chú ý hơn, lo ngại lạm phát vẫn là chủ đề chính thúc đẩy thị trường. Nhưng vì đây là một thống kê biến động liên tục, nó sẽ cần thêm nhiều thông tin đi kèm để chứng minh xu hướng. Xét đến việc đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, vốn được mong đợi trong tuần qua, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch coronavirus bắt đầu, xu hướng giảm trong số lượng việc làm mới đã không được thiết lập.

Kể từ cuối tháng 3, các nhà đầu tư liên tục phân vân trước viễn cảnh về lạm phát. Điều này được thể hiện chính xác trên biểu đồ lợi tức trái phiếu Kho bạc, bao gồm trái phiếu 10 năm.

Tuần này: Chứng khoán tiếp tục leo dốc trước chính sách nới lỏng; Đô la kiểm tra lại đáy
UST 10Y Daily

Lợi suất đã tạo đỉnh vào ngày 30 tháng 3, hoàn thành một mô hình 2 đỉnh. Điều này khẳng định lại đường kháng cự của nó. Phiên giao dịch hôm thứ Sáu đã hình thành một nến búa tăng giá mạnh, nhưng xuất hiện tại đáy của kênh giảm hiện tại sau khi gặp kênh tăng trước đó.

Sự chênh lệch giữa hỗ trợ và kháng cự của lợi suất đã phản ánh xung đột nội bộ của thị trường về triển vọng lạm phát và lãi suất.

Sự thay đổi trong triển vọng đã đẩy đồng đô la xuống dưới mức thấp của ngày 29 tháng 4, khi giá đóng cửa dưới đường xu hướng tăng từ đáy ngày 6 tháng 1.

Tuần này: Chứng khoán tiếp tục leo dốc trước chính sách nới lỏng; Đô la kiểm tra lại đáy
Dollar Daily

Xu hướng bán được thể hiện bởi 1 nêm tăng nhỏ; nó đang đi lên so với 1 nêm giảm lớn hơn nhiều hình thành từ đỉnh năm 2020. Tất nhiên, câu hỏi không thể trả lời ngay bây giờ là cuối cùng xu hướng nào sẽ giành chiến thắng?

Vàng tăng giá do khả năng tăng lãi suất dường như ngày càng xa hơn cùng với đó là đồng đô la suy yếu.

Tuần này: Chứng khoán tiếp tục leo dốc trước chính sách nới lỏng; Đô la kiểm tra lại đáy
Gold Daily

Tuy nhiên, kim loại quý đã gặp ngưỡng kháng cự ở cạnh trên kênh giảm từ đỉnh tháng 3, kết hợp với đường DMA 200 ngày. Sau mô hình đáy kép và hai cờ tăng liên tiếp trong ngắn hạn, 1 xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ tiếp tục đối với vàng. Quan điểm này là hình ảnh phản chiếu của quan điểm đồng đô la đang kiểm tra lại mức đáy của nó.

Bitcoin tăng vào thứ Sáu và thứ Bảy, ngay cả khi một chính trị gia khác kêu gọi chính phủ can thiệp vào thị trường tiền điện tử. Vào Chủ nhật, đồng tiền điện tử lớn nhất theo vốn hóa thị trường đã đảo ngược đà tăng và đang giảm tại thời điểm viết bài.

Tuần này: Chứng khoán tiếp tục leo dốc trước chính sách nới lỏng; Đô la kiểm tra lại đáy
BTC/USD Daily

Tuần trước chúng tôi đã khuyến nghị bán Bitcoin, với quan điểm đồng tiền này có thể mất nửa giá trị, sớm nhất là trong vòng 3 tháng tới. Sự suy giảm hiện tại xác nhận mức kháng cự sau mẫu hình nến sao băng của ngày thứ Hai.

Dầu dự kiến ​​sẽ tiếp tục với kênh tăng sau một cuộc tấn công mạng được đưa tin vào thứ Sáu, nạn nhân là đường ống Colonial Pipeline do 1 công ty tư nhân quản lý. Điều này khiến “hệ thống đường ống chính vận chuyển 45% nhiên liệu qua Bờ Đông" phải dừng hoạt động.

Tuần này: Chứng khoán tiếp tục leo dốc trước chính sách nới lỏng; Đô la kiểm tra lại đáy
Oil Daily

Cuộc khủng hoảng có thể trở thành yếu tố kích hoạt giá dầu phá vỡ đỉnh ngày 8/3 là 67.98 đô la, mức cao nhất đối với dầu WTI kể từ tháng 10/2018. Cho đến nay, đà tăng đang suy yếu, tạo phân kỳ âm.

Lịch kinh tế

Tất cả thời gian được liệt kê là EDT

Chủ nhật

  • 21:30: Úc - Doanh số bán lẻ: vẫn giữ nguyên ở mức 1.4%.

Thứ Hai

  • 21:30: Trung Quốc - CPI: tăng lên -0.2% so với tháng trước từ mức -0.5%.

Thứ Ba

  • 5:00: Đức - Chỉ số cảm tính Kinh tế của ZEW: dự kiến ​​sẽ tăng lên 71.0 từ mức 70.7.
  • 8:00: Hoa Kỳ - Triển vọng Năng lượng trong ngắn hạn của EIA
  • 10:00: Hoa Kỳ - Cơ hội việc làm của JOLTs: ước tính sẽ tăng lên 7.500 triệu từ mức 7.367 triệu.

Thứ Tư

  • 2:00: Anh - GDP: dự báo giảm xuống -1.7% từ mức 1.3% quý trước, nhưng tăng so với cùng kỳ lên -6,0% từ mức -7,3%.
  • 5:00: Anh - Bài phát biểu của Bailey, Thống đốc ngân hàng Anh quốc
  • 8:30: Hoa Kỳ - CPI lõi: dự kiến ổn định ở mức 0.3%.
  • 10:30: Hoa Kỳ - Dữ liệu tồn kho dầu thô: dự kiến tăng vọt lên -2.346M từ -7.990M.

Thứ Năm

  • 8:30: Hoa Kỳ - Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu: ước tính sẽ tăng từ 498 nghìn lên 540 nghìn.
  • 8:30: Hoa Kỳ - PPI: dự kiến ​​giảm từ 1.0% xuống 0.3%.

Thứ Sáu

  • 7:30: Khu vực đồng tiền chung châu Âu - Tuyên bố chính sách tiền tệ của ECB
  • 8:30: Hoa Kỳ - Doanh số bán lẻ lõi: giảm mạnh từ 8.4% xuống 0.9%.
  • 8:30: Hoa Kỳ - Doanh số bán lẻ: dự kiến ​​giảm từ 9.7% xuống 0.2%.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại