menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Văn Nam

Từ bỏ ước mơ để điều hành doanh nghiệp trăm tỷ của gia đình

Kế nghiệp gia đình hay theo đuổi ước mơ là băn khoăn của nhiều người.

"Quy luật của vô thường: Thành- trụ- hoại- diệt không chừa ai cả. Có đến có đi, có sinh có diệt, có được có mất.

Tôi may mắn khi vừa tốt nghiệp đại học xong, tôi đã cương quyết từ chối điều hành doanh nghiệp của gia đình, để có thể thực hiện ước mơ của mình.

Tôi nói với cha mẹ: Cha mẹ đã có một tuổi trẻ nhiệt huyết để gầy dựng sự nghiệp mà cha mẹ đam mê. Vậy, hãy cho con được thực hiện những ước mơ của riêng con. Doanh nghiệp nhà mình thì đã hoàn thành sứ mệnh để nuôi anh em con ăn học rồi.

Thế nhưng tôi có một đứa bạn đang điều hành hai doanh nghiệp của gia đình trị giá trăm tỷ đồng. Ước mơ của bạn là được đi du lịch trải nghiệm khắp nơi, làm Vlogger... Bởi sau khi tốt nghiệp một năm, bạn đã nói với tôi: "Tao không có quyền theo đuổi ước mơ của mình!".

Độc giả Tiến Hưng Nguyễn chia sẻ câu chuyện bản thân từ bỏ kế thừa doanh nghiệp của gia đình để thực hiện ước mơ, trong khi đó một người bạn khác lại phải từ bỏ ước mơ bản thân để gánh vác công ty gia đình.

Bình luận được chia sẻ sau nỗi trăn trở "con cái không chịu theo nghề hoặc người chủ không tìm ra người phó thác lại, khiến các công ty, doanh nghiệp nhỏ rơi vào trạng thái không người kế thừa, đành phải dẹp" trong bài viết Nỗi buồn phải bán 3 xe khách vì con cái không kế nghiệp.

Với những bình luận đánh giá con cái phải kế thừa sản nghiệp gia đình đã lỗi thời, độc giả Hà Anh Vũ nói: "Gia đình các tỷ phú nắm cổ phần các công ty, họ không điều hành thì sẽ có người khác điều hành thay, con cái họ chỉ việc cầm cổ phần để ăn cổ tức hoặc có thể bán đi để lấy tiền.

Còn các sản nghiệp gia đình được đề cập trong bài viết nếu không có người kế thừa thì sẽ biến mất, tâm huyết một đời của họ mà đến giờ bị biến mất thì hỏi sao mà không buồn.

Mặt khác thì cũng có những công ty được truyền từ đời này sang đời kia và con cái họ cũng sẵn sàng kế thừa, đơn cử như công ty tôi đang làm việc (cũng thuộc top 1, top 2 trong ngành trên toàn cầu) đã có tuổi đời hơn 170 năm nhưng cháu chắt của người sáng lập vẫn đang sử hữu và điều hành công ty. Vậy nên đừng đánh giá tư duy đó là lỗi thời hay hợp thời".

Độc giả Tu Gia chỉ ra một vấn đề: Nhiều cha mẹ Việt đầu tư cho con cái học hành để không phải "quay về nối nghiệp bố mẹ":

"Nhiều người Việt muốn cày cuốc để nuôi con ăn học thành tài, đầu tư tất cả cho con cái để ăn học, vậy thì chúng học cao để làm gì? Để quay về nối tiếp nghề bố mẹ đang làm sao?

Nói rộng ra vấn đề này trong đó có chợ truyền thống, người tiểu thương nào trước đây cũng đều nuôi sống gia đình lo cho con cái ăn học, thậm chí cho con đi du học đều nhờ các sạp hàng ở chợ.

Đến nay các tiểu thương tôi gặp đều than phiền chắc nghỉ bán luôn vì không có ai kế nghiệp, đúng thôi, làm sao các con đầu tư ăn học cao bây giờ quay về ngồi bán ở chợ được?

Quy luật đào thải tự nhiên, các ngành nghề kinh doanh nhỏ lẻ theo thời gian sẽ mai một hết, nhường chỗ cho các công ty, tập đoàn thống trị.

Thế hệ cha mẹ đầu tư cho con cái ăn học thì đừng bao giờ hy vọng con cái thế hệ tiếp theo nối nghiệp chúng ta. Ngoại trừ một vài trường hợp có công ty gia đình riêng con cái quay về tiếp quản, tất cả để chung vô một guồng quay phát triển và đi lên của xã hội".

Trong khi đó, độc giả nguyenptt lại cho rằng cửa hàng, doanh nghiệp của gia đình là chỗ dựa để con cái tránh được các rủi ro của làm công ăn lương:

"Nếu một người bình thường học hành, đi làm rồi khởi nghiệp khi đủ kinh tế, đủ kinh nghiệm thì con đường giữ gia nghiệp và kiến thức học hành sẽ rút ngắn thời gian, khả năng thành công cao hơn.

Chồng tôi là người học hành, đi làm, thăng tiến trong công việc nhưng chính ảnh cũng công nhận là nếu không bứt phá khởi nghiệp để làm chủ thì cũng chỉ là làm công ăn lương, thu nhập không thể làm giàu và hết tuổi phải về hưu dựa vào lương hưu chỉ đủ sống.

Nếu có thể phát triển gia nghiệp của gia đình bằng kiến thức học hành của mình thì thu nhập sẽ đảm bảo hơn và không có phụ thuộc vào tuổi tác, nguy cơ sa thải hay mai một ngành nghề".

Vậy cần phải làm gì để có người nối nghiệp? Độc giả lykimthang22 trả lời:

"Muốn có người nối nghiệp thì trước hết phải đào tạo và huấn luyện người kế thừa theo đường hướng đó, truyền lại đam mê và kinh nghiệm của tiền bối, chứ không thể học một đằng, nối nghiệp một nẻo được.

Tâm lý các phụ huynh thường là cho con cái đi học hết cấp III, đủ khả năng thì học tiếp đại học, ra trường thì đương nhiên các cháu phải theo ngành đã học, chẳng ai bỏ bốn năm học Công nghệ Thông tin để về kế nghiệp quán hủ tíu cả.

Còn một bạn từ nhỏ đã học cách nấu nướng và kỹ năng nấu hủ tíu, tới lúc trưởng thành đã tới mức điêu luyện, đã có thể nuôi sống và cho họ cuộc sống đầy đủ thì tỉ lệ họ kế nghiệp quán ăn của gia đình là rất lớn".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại