menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thúy Hạnh

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Cần đánh thuế đất nông nghiệp để tránh bỏ trống?

Đây là gợi ý của TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhằm hạn chế việc nông dân giữ đất bỏ trống… trong khi nhiều doanh nghiệp lại “đói” quỹ đất.

Nông dân bỏ hoang đất

Tại Hội thảo chuyên đề: Kiến tạo thị trường bất động sản nông nghiệp: Thực trạng và kiến nghị chính sách vừa tổ chức, TS. Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đất đai gắn liền với quyền tự do sản xuất, bằng phương thức sản xuất nào đất cũng phải được sử dụng tốt nhất dù là là đất nông nghiệp hay công nghiệp, thương mại dịch vụ… Nếu chuyển đổi khó khăn, sẽ không thể nào tối ưu hoá được đất đai.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Cần đánh thuế đất nông nghiệp để tránh bỏ trống?

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

“Với những vướng mắc như thời gian qua chúng ta phải tháo gỡ. Phải rất linh hoạt trong chuyện để người dân chuyển đổi đất đai sản xuất”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, hiện tại, việc tích tụ ruộng đất đang rất khó. Vấn đề phải thực hiện được và tái cơ cấu nông nghiệp. Bởi chúng ta có đến 40% dân làm nông nghiệp, tỷ lệ là quá cao so với các nước trong khu vực.

Nhưng bên cạnh đó, là hệ thống an toàn nông nghiệp của chúng ta còn chưa ổn. Khi đô thị hóa, người nông dân rời nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm ngày càng nhiều nhưng khi mất việc làm, người ta lại trở về nông thôn.

Do đó, theo ông Dũng, nếu đã chuyển đổi đất của người nông dân sang cho doanh nghiệp thì hệ thống bảo hiểm, hệ thống an sinh xã hội bắt buộc phải đi theo để đảm bảo được cho người nông dân. Ngoài ra, cũng phải xử lý vấn đề nông nghiệp là vẫn an toàn của hệ thống kinh tế.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Cần đánh thuế đất nông nghiệp để tránh bỏ trống?

Tình trạng ruộng bỏ hoang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.

Cũng theo vị chuyên gia này, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đối diện với vấn đề nông dân bỏ hoang đất nhưng doanh nghiệp vẫn không tiếp cận được đất đai diện tích lớn. Chỉ có thể chuyển đổi đất đai nếu chúng ta đánh thuế, không có chuyện là đất nông nghiệp không đánh thuế và để đấy không khai thác. Nếu không đánh thuế thì nông dân cứ giữ đất và bỏ trống mà không khai thác.

Chính sách thuế đất nông nghiệp không nhất thiết phải đánh cao, nhưng chắc chắn phải đánh ở mức độ nào đó. Để nếu nông dân không làm thì phải cho chuyển đổi. Đây là động lực để thị trường bất động sản nông nghiệp hình thành và giao dịch được.

“Trong một loạt chính sách để hình thành thị trường thì nghiên cứu về thuế là rất quan trọng, ở mức thấp thì phải đóng thuế là người ta sẽ chuyển dịch hoặc sử dụng đất đó. Điều này làm đất đai có giá trị hơn”, ông Dũng nhấn mạnh.

Phát huy tiềm năng đất đai

Cũng tại Hội thảo trên, PGS. TS. Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp Khoa Luật, chia sẻ quan điểm: “Trong Luật Kinh doanh bất động sản, chưa có khái niệm bất động sản nông nghiệp nên tôi cho rằng cần phải bổ sung để lĩnh vực này phải có địa vị và có chính sách quản lý cụ thể… Việt Nam là nền văn minh lúa nước nên phát huy tiềm năng đất đai, ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất là quan trọng”.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Cần đánh thuế đất nông nghiệp để tránh bỏ trống?

PGS. TS. Doãn Hồng Nhung

Ngoài ra, bà Nhung cũng chỉ ra, chiến lược của Nhà nước cũng đã khẳng định, phải làm sao để người nông dân yêu ruộng đất, có điều kiện canh tác sản xuất tốt nhất. Với bất động sản nông nghiệp: Có các mô hình như trồng trọt, chăn nuôi, nhà kính, đặc biệt với kinh nghiệm học từ nước ngoài, nông nghiệp Việt Nam cần phải nhìn được giá trị đang có, tiến hành cổ phần hoá… để phát huy hiệu quả ruộng đất.

“Người nông dân làm ruộng đất nhưng khi về hưu không có lương. Do đó Nhà nước phải làm sao để họ đầu tư yên tâm sản xuất trong thời gian dài, họ được linh động sản xuất nông nghiệp gắn thêm với các loại hình khác như du lịch…”, bà Nhung chia sẻ.

Bàn về hành hành lang pháp lý an toàn, vị chuyên gia này cũng khẳng định, phải định hình các tiêu chí nào là bất động sản nông nghiệp, loại hình nào là bất động sản nông nghiệp. Phải có chế tài, khuyến khích để người dân có thể phát huy tốt nhất đất đai nông nghiệp.

Đặc biệt, thời gian tới, việc tích tụ ruộng đất cần phải quan tâm để có những cánh đồng lớn về cafe, lúa,… Để có thêm nhiều người khởi nghiệp trong vấn đề nông nghiệp.

Để hỗ trợ bất động sản nông nghiệp phát triển thì cần có các dịch vụ đi kèm như logistics nông nghiệp, đặc biệt là ứng dụng KHCN 4.0 trong quá trình phát triển bất động sản Việt Nam trong tương lai, hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, làm người nông dân yêu mến cánh đồng, khai thác được tốt nhất lợi ích từ đất đai.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Cần đánh thuế đất nông nghiệp để tránh bỏ trống?

Phát huy tài năng đất nông nghiệp.

“Xây dựng hành lang pháp lý cho bất động sản nông nghiệp ở Việt Nam chúng ta cần nhìn xa hơn, bao gồm cả đất rừng, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản, thay vì chỉ là đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm. Nhiều tập đoàn lớn đã bước chân vào lĩnh vực này, cho thấy nó có tiềm năng rất lớn, có nhiều cơ hội và thách thức để phát triển bất động sản nông nghiệp Việt Nam”, bà Nhung nói.

Đồng thời, bà Nga cũng chỉ ra, phải định hình được những loại đất nông nghiệp nào được đưa vào kinh doanh, quy mô, quy hoạch để sử dụng đất nông nghiệp nằm ở khu vực nào, vị trí nào, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng hay không, đối tượng trong nước hay người nước ngoài... Tất cả cần có tính liên thông đến Luật Quy hoạch, Luật Nhà ở, Luật Đất đai... Một trong những hướng quan trọng là chúng ta cần bổ sung thêm những mô hình, khái niệm bất động sản nông nghiệp trong thời gian tới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại