TS.Nguyễn Hữu Huân: “Chỉ có một kịch bản để GDP Việt Nam 2023 cán đích 6,5%”
Theo TS. Nguyễn Hữu Huân, tăng trưởng thấp trong quý I/2023 là điều đã được dự báo, nhưng con số 3,32% vẫn là một bất ngờ. Điều này sẽ gây áp lực rất lớn để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% đề ra cho cả năm 2023.
Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2023 với nhiều con số đáng lưu ý: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,32%, chỉ cao hơn quý I/2020 trong suốt giai đoạn 2011 - 2023; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng âm 0,4%; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường bình quân tới 20.000 doanh nghiệp/tháng, cao hơn cả số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Những con số này phản ánh rõ sự suy giảm giai đoạn đầu năm của nền kinh tế Việt Nam, từ đó đặt ra nhiều thách thức mới. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, thực tế này đã được dự báo từ quý IV/2022, vấn đề quan trọng nhất lúc này là cần tìm ra các giải pháp để lấy lại đà tăng trưởng cho nền kinh tế, hướng đến hoàn thành mục tiêu GDP đạt 6,5% cho cả năm 2023 mà Quốc hội đã đề ra.
Trong cuộc trao đổi mới đây với Reatimes, TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính - Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, nếu như không có các biện pháp kịp thời, phù hợp thì tăng trưởng kinh tế năm nay khó lòng cán đích thành công.
Cần tiếp tục giảm lãi suất và không đột ngột đảo chiều dòng vốn
Con số này đã phản ánh rõ thực trạng nền kinh tế đang gặp khá nhiều khó khăn và là hệ quả của chính sách thắt chặt tín dụng trong thời gian qua, dẫn đến xuất hiện nhiều vấn đề nội tại ở các thị trường bất động sản, chứng khoán, đầu tư công; kèm với đó là sự sụt giảm tổng cầu trong nền kinh tế toàn cầu.
Nguyên nhân dẫn đến sự đảo chiều này là do thị trường bất động sản suy giảm, đóng băng từ nửa cuối năm 2022 đến nay. Cùng với đó là sức cầu của toàn bộ nền kinh tế trong và ngoài nước đang suy yếu.
Trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến các đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn của hàng loạt các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, kể các các doanh nghiệp FDI. Điều này cho thấy rõ sự sụt giảm trong sản xuất bởi các đơn hàng đang giảm mạnh.
"Chỉ có một kịch bản mà GDP có thể cán đích 6,5% đó là Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm tiếp khoảng 2% lãi suất từ giờ cho đến đầu quý III/2023 và dòng vốn không bị đột ngột đảo chiều gây áp lực đến tỷ giá. Đây là một trong những giải pháp then chốt để tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận được các nguồn vốn vay, thúc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh...".
TS. Nguyễn Hữu Huân
Các đơn hàng nước ngoài khó có thể phục hồi trong thời gian ngắn do cầu tiêu dùng thế giới vẫn yếu và khó dự báo. Tình hình trong nước, các chính sách điều hành kinh tế đang được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, vẫn phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng luôn có độ trễ về thời gian.
Vì vậy, phải từ khoảng quý III/2023, nền kinh tế Việt Nam mới có thể ghi nhận những chuyển biến tích cực, khả năng hồi phục và tăng trưởng được thể hiện rõ ràng hơn.
Tất nhiên, để có được điều này thì Nhà nước phải có các biện pháp phù hợp, kịp thời để hỗ trợ và điều chỉnh. Theo quan điểm của tôi, chỉ có một kịch bản mà GDP có thể cán đích 6,5% đó là Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm tiếp khoảng 2% lãi suất từ giờ cho đến đầu quý III/2023 và dòng vốn không bị đột ngột đảo chiều gây áp lực đến tỷ giá. Đây là một trong những giải pháp then chốt để tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận được các nguồn vốn vay, thúc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP như Quốc hội đề ra. Với những diễn biến không thuận lợi cả về chính trị và kinh tế thế giới, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 thực sự là một thách thức rất lớn.
Nền kinh tế như một đoàn tàu, muốn di chuyển nhanh cần thời gian chạy đà
Trong thời điểm Việt Nam giảm lãi suất thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn tiếp tục nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25%) và đây là đợt tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp của Fed kể từ tháng 3/2022. Vào ngày 16/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng quyết định nâng các mức lãi suất chính thêm 50 điểm cơ bản (0,5%). Các động thái này đều nhằm hạ nhiệt lạm phát, vì tuy các tổ chức quốc tế dự báo lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh trong năm 2022, nhưng lạm phát năm 2023 dù có giảm vẫn ở mức cao.
Tại sao Việt Nam lại dám đi ngược lại xu hướng thế giới như vậy?
Chúng ta cần hiểu rõ, lạm phát vẫn là nguy cơ đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2023, do áp lực từ diễn biến phức tạp, khó lường của kinh tế thế giới, khan hiếm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất gia tăng. Hơn hết, Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, hơn 200% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thì bất cứ chính sách nào từ Mỹ và thế giới cũng sẽ tác động dường như ngay lập tức tới kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, cán cân thanh toán vẫn dương và VNĐ có xu hướng tăng giá với USD. Do đó, đây là những điều kiện phù hợp để chúng ta tự tin giảm lãi suất và đi ngược lại với xu hướng của thế giới. Và việc chuyển trạng thái giảm lãi suất cũng thể hiện quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước sớm đưa kinh tế Việt Nam quay về quỹ đạo tăng trưởng như trước. Nhưng cũng cần lưu ý, khi dòng vốn có dấu hiệu đảo chiều thì chúng ta phải giảm tốc độ nới lỏng tiền tệ để tránh việc kinh tế vĩ mô trở nên xấu đi.
Còn để kinh tế phục hồi như hình chữ V ở giai đoạn hậu Covid-19 thì đó phải là một nền kinh tế bị dồn nén bởi các rào cản, tức gia tốc vẫn còn và chỉ cần rào cản được dỡ bỏ (Covid-19 qua đi) thì đoàn tàu mới lập tức đạt một gia tốc nhanh hơn.
Tuy nhiên, hiện tại, nền kinh tế của Việt Nam đang thuộc trường hợp đầu. Tức là vẫn đang chạy bình thường và chỉ bị tắt máy do hết nhiên liệu - nguồn vốn nên để chạy lại thì cần thời gian.
Còn việc làm sao cho nó nhanh chóng đạt được vận tốc như ban đầu thì chúng ta phải xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng cũng như chuyển trạng thái chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang mở rộng hoàn toàn và đưa nền kinh tế sớm quay lại thời kỳ tiền rẻ.
Tuy nhiên, không phải bằng mọi giá mà cần quan tâm đến tỷ giá và dòng vốn. Khi tỷ giá có dấu hiệu tăng và dòng vốn có nguy cơ đảo chiều thì chúng ta cần thận trọng trong việc nới lỏng tiền tệ.
"Về cơ bản là cần lưu ý vấn đề tỷ giá và dòng vốn. Nếu như tỷ giá vẫn ổn định như hiện tại thì chúng ta cứ mạnh dạn nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế. Nhưng nếu tỷ giá có dấu hiệu tăng và dòng vốn có nguy cơ đảo chiều thì chúng ta cần phải thận trọng trong việc nới lỏng tiền tệ".
TS. Nguyễn Hữu Huân
PV: Ông có thể chia sẻ rõ hơn những lưu ý về tỷ giá và dòng vốn khi thực hiện các chính sách điều hành?
Với lạm phát, ở thời điểm hiện tại cũng không quá nguy hiểm thì chúng ta có thể đánh đổi một ít lạm phát để lấy tăng trưởng, để tránh kinh tế rơi vào tình trạng đình lạm, tức nền kinh tế vừa đình đốn (suy thoái) vừa lạm phát.
Nói chung, tất cả phải trong tầm kiểm soát được và các cơ quan Nhà nước phải hết sức theo sát diễn biến kinh tế, chính trị thế giới để đưa ra những chính sách điều hành kịp thời, có lộ trình, tránh giật cục.
PV: Với những hành động quyết liệt thời gian qua của Chính phủ, đặc biệt là việc chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, nền kinh tế sẽ sớm vượt qua khó khăn và trở lại với quỹ đạo tăng trưởng mạnh hơn?
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận