menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thùy Linh

Trung Quốc sẽ không còn là “công xưởng của thế giới”?

Danh xưng “công xưởng của thế giới” được gắn cho Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua khi nước này sản xuất gần như mọi thứ cho thế giới. Tuy nhiên, điều này được dự báo sẽ khó duy trì khi chi phí nhân công, đất đai tăng cao và chiến tranh thương mại sẽ thúc đẩy làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Nhận định trên được đưa ra bởi của Harley Seyedin, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) ở Nam Trung Quốc, đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ và quốc tế làm kinh doanh ở tỉnh Quảng Đông (nơi được xem trung tâm sản xuất của Trung Quốc) và các khu vực lân cận.

“Tôi đã nói từ cách đây nhiều năm rằng thời kỳ Trung Quốc đóng vai trò công xưởng của thế giới đã qua. Nếu chưa qua, những ngày này sẽ qua nhanh rất”. Harley Seyedin nói với South China Morning Post bên lề một hội nghị đầu tư gần đây ở Phúc Kiến.

Theo Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông, kim ngạch xuất khẩu của Quảng Đông dẫn đầu tất cả các tỉnh và vùng khác ở Trung Quốc, chiếm 27,5% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc trong năm 2017. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy tỉnh này, (vốn là điểm đến của dòng tiền đầu tư nước ngoài) đang chật vật duy trì tăng trưởng khi đối mặt với nhiều lực cản.

Năm ngoái, GDP của Quảng Đông tăng tăng 6,8%, thấp hơn mức mục tiêu 7% khi tỉnh này xoay sở giảm sự phụ thược vào các hoạt động sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cấp thấp. Trong khi đó, Quảng Châu và Thâm Quyến, thủ phủ hành chính và trung tâm công nghệ của Quảng Đông, đều không đạt các mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong năm 2018.

“Ngày nay, tôi nghĩ không còn hợp lý khi đưa lao động khắp nơi trên Trung Quốc đến tỉnh Quảng Đông, hay đưa nguyên liệu khắp nơi trên thế giới đến tỉnh này để mặt hàng xuất khẩu nào đó. Bởi lẽ chi phí lao động, đất đai ở Quảng Đông đã đắt đỏ, mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng thay đổi. Trung Quốc đã tiến lên trong chuỗi giá trị”, Seyedin, người sống và làm việc ở Trung Quốc trong 27 năm chia sẻ.

Tăng trưởng xuất khẩu sụt giảm của Trung Quốc trong thời gian gần đây là do sự tác động của nhiều yếu tố, chứ không chỉ do chiến tranh thương mại. Các công ty ở Quảng Đông đang tăng cường áp dụng công nghệ tự động hóa để ngăn chặn sự cạnh tranh đang trỗi dậy từ các tỉnh khác ở trong nước và các thị trường mới nổi khác ở châu Á.

Nghiên cứu của AmCham ở Nam Trung Quốc cho thấy 78% thành viên của tổ chức này giờ đây sản xuất hàng hóa để bán ở thị trường trong nước, tăng mạnh so với mức chưa đến 23% vào năm 2003. Song tình trạng chưa rõ ràng xung quanh các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang phần nào gây tổn thương cho niềm tin của giới đầu tư. Hay cuộc khảo sát gần nhất công bố hồi tháng 2 của tổ chức này cũng cho thấy một kết quả không mấy sáng sủa. Cụ thể, 44% các công ty nước ngoài và 30% các công ty Trung Quốc tham gia khảo sát nói rằng họ đã chuyển một số khoản đầu tư từ Trung Quốc sang các nơi khác trên thế giới, trong đó Việt Nam và Thái Lan là hai sự lựa chọn thay thế hàng đầu.

Kể từ tháng 5, Mỹ và Trung Quốc lao thang cuộc chiến thuế, khiến hoạt động dịch chuyển chuỗi cung ứng càng khẩn trương hơn. Trong đó, một loạt công ty lớn của Mỹ giảm sự hiện diện sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm công ty sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới Hasbro và công ty dịch vụ sản xuất điển tử lớn thứ ba thế giới Flex. Áp lực dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc càng gia tăng khi, Tổng thống Donald Trump yêu cầu các công ty Mỹ ngay lập tức tìm kiếm những địa điểm sản xuất khác để thay thế Trung Quốc vào hồi tháng trước.

Do vậy, Seyedin khuyến khích Trung Quốc tiếp tục mở cửa với nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn chuyển mình từ một cường quốc sản xuất cấp thấp sang một nước dẫn đầu về công nghệ tân tiến. Ông cho biết trong những năm trước đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy họ bị chèn ép tại Trung Quốc và thị trường nước này cũng không mở rộng cửa như họ mong đợi. Tình trạng này khiến nhiều chính phủ nước ngoài thất vọng và một trong những hậu quả đang xảy ra là cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động với Trung Quốc.

“Dù chúng ta có tán thành với cách mà Mỹ ứng phó thương mại với Trung Quốc hay không, thì thực tế là có nhiều công ty nước ngoài đang ủng hộ Mỹ gây khó khăn thương mại cho Trung Quốc.” Seyedin nói.

Theo South China Morning Post

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả