Trung quốc phá giá NDT, Việt Nam ảnh hưởng như thế nào?
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang đi vào giai đoạn khốc liệt nhất, sức ảnh hưởng của nó đã lan ra phạm vi toàn cầu. Dưới đây là góc nhìn của chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp - Giám đốc chi nhánh TP.HCM của Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) về vấn đề được cả thế giới “nín thở” dõi theo
Như trong một bài viết gần đây, tôi đã đưa ra luận điểm Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung là không thể tránh khỏi. Bản chất thực sự của cuộc chiến này là do Trung quốc phát triển quá nhanh và nguy hiểm (The Fast and the Furious). Mỹ cảm giác bị đe dọa ngôi vị số 1 - vị trí thống trị nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, Mỹ sẽ chỉ dừng lại khi nền kinh tế Trung quốc giảm tốc, có thể về mức tăng trưởng 2%-3%. Về lâu dài, cuộc chiến này sẽ còn tiếp tục.
Phá giá NDT, Kinh tế Trung Quốc đứng trước nguy cơ “chìm vào bóng đêm tăm tối”
Việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu của Trung quốc (TQ) làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất của TQ. Để duy trì được sản lượng, TQ đã dùng vũ khí "phá giá đồng nhân dân tệ". Về mặt ngắn hạn, khi nhân dân tệ giảm giá, các doanh nghiệp (DN) không cần tăng giá bán, vẫn có thể bù đắp lại phần thiếu hụt từ thuế. Tuy nhiên, đây lại là "con dao 2 lưỡi". Đồng nhân dân tệ giảm giá, sẽ gây hệ lụy lớn đến nợ quốc gia. Ngoài ra, cho dù TQ là quốc gia "tự sản tự tiêu", nhưng vẫn có những mặt hàng cần nhập khẩu. Việc này sẽ dẫn đến lạm phát, mất lòng tin từ giới đầu tư quốc tế. Có thể nói, phá giá nhân dân tệ về lâu dài, sẽ kéo Trung quốc vào "bóng đêm tăm tối".
Về lâu dài, phá đồng NDT sẽ kéo Trung quốc vào "bóng đêm tăm tối"
Hàng nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc sẽ rẻ hơn
Trung quốc là "anh em" với Việt Nam, "núi liền núi, sông liền sông", bạn tốt 8 chữ vàng. Khi nền kinh tế TQ "hắt hơi sổ mũi", Việt Nam (VN) lập tức bị ảnh hưởng lớn. Khi đồng NDT bị giảm giá, thì VN bị ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu. Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất đối với Việt Nam. Năm 2018 chúng ta xuất sang nước bạn 41 tỷ USD và nhập khẩu trị giá 65 tỷ USD. Như vậy, một số DN VN trong các lĩnh vực như nông lâm thủy sản, sẽ bị ảnh hưởng về biên lợi nhuận ròng. Ở chiều ngược lại, hàng hóa TQ có thể sẽ tràn qua VN, giá sẽ rẻ hơn.
Những kịch bản đang chờ Việt Nam
Năm 2018, TQ phá giá nhân dân tệ khoảng 8%. Với tình hình này, có khả năng năm nay cũng sẽ không ít hơn 8%. TQ càng phá giá, Mỹ càng tăng thuế cao hơn. Như đã phân tích, hành động phá giá về mặt bản chất, là "tự bắn vào chân mình". Mất lòng tin, tăm tối dài hạn, "bế quan tỏa càng", đó là viễn cảnh của TQ. Khả năng vỡ nợ cũng có thể xảy ra. Vậy VN sẽ đối phó ra sao đây? sẽ có 3 kịch bản được đưa ra:
Với kịch bản ứng phó hợp lý, xuất khẩu của VN sẽ hưởng lợi nhất định và CPI sẽ không tăng quá cao.
Thương chiến Mỹ - Trung và cơ hội của chúng ta
Tổng thống Mỹ D.Trump đã từng nói, VN là nơi tuyệt vời để giao thương; là nơi tuyệt vời để các doanh nghiệp Mỹ và phương Tây chuyển đến (từ Trung quốc). Cho dù thể chế của VN có nét tương đồng với TQ, nhưng lại có lợi thế là chiếm được lòng tin nhất định từ giới đầu tư quốc tế mà chủ yếu là do tính ổn định trong điều hành kinh tế vĩ mô trong vòng mấy năm qua. Nếu VN hiểu rõ tình hình, nắm bắt cơ hội tốt, có thể xoay trục thì đó điều tốt nhất. Nhưng dù sao, VN vẫn có cơ hội trong cuộc thương chiến này. Tất nhiên, đó chỉ là ngắn hạn. Còn về mặt dài hạn, lại phụ thuộc nhiều ở vấn đề khác, cốt lõi và mang tính bản chất hơn.
Việt Nam có lợi thế là chiếm được lòng tin nhất định từ giới đầu tư quốc tế
Thị trường chứng khoán Việt: Nén mạnh sẽ bật cao
TTCK sẽ ra sao? Rõ ràng, trong ngắn hạn VN chắc chắn sẽ là nơi dòng tiền (từ TQ) đổ vào. Tiền có thể của giới đầu tư Mỹ, nhưng cũng có thể, là những dòng tiền mới, chưa tìm được địa chỉ tốt, nay xuất hiện tại VN, họ sẽ thấy đó là cơ hội. Tiền vào sẽ là "máy bơm công suất lớn", đẩy CK VN lên cao. Không loại trừ năm nay chúng ta sẽ lại nhìn thấy con số 1200. Nhưng phải hiểu rằng, đó cũng chỉ là dòng tiền đầu cơ, vào nhanh, ra nhanh. Bản chất dài hạn của kinh tế VN sẽ xấu, cho nên câu chuyện sẽ phải hết sức tỉnh táo và "nhanh chân". CK sẽ là hợp trend trong thời gian tới. Khi vào sóng, hầu như mã cổ phiếu nào cũng sẽ tăng, đặc biệt là những mã cổ phiếu đã giảm quá sâu. Mã nào tích lũy lâu, nén mạnh, thì sẽ bật cao hơn.
Tiền vào sẽ là "máy bơm công suất lớn", đẩy CK VN lên cao
Tóm lại, đây là cơ hội rất tốt đối với các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, cần triệt để tận dụng. Chiến tranh là tang thương, là đau khổ cho nhân loại, cho một vài quốc gia. Nhưng nó cũng thúc đẩy phát triển, phá bỏ đi những hệ tư tưởng xấu xa, làm thay đổi những thứ không còn hợp lý. Biết đâu đấy, TQ sẽ có cuộc thay đổi vĩ đại sau cuộc chiến này. Còn đất nước của chúng ta, nếu biết chọn lựa đúng, sẽ nhân cơ hội này để bứt phá thành công.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận