Trung Quốc dự trữ lượng dầu thô gấp 3 lần nhu cầu của cả thế giới
Tình hình giá dầu giảm hiện được coi là một tin tốt cho nền kinh tế Trung Quốc. Xét cho cùng, Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, do đó việc tiết kiệm chi phí nhập khẩu dầu sẽ là khá rất đáng kể.
Trung Quốc đang tăng cường xây dựng kho dự trữ dầu thô và tiếp tục mua sắm trong bối cảnh giá dầu thô giảm. Theo S&P Global Platts, nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng 19% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 11,3 triệu thùng dầu mỗi ngày. Thậm chí, số liệu tháng 6 được dự báo sẽ còn cao hơn nữa.
"Các nhà nhập khẩu dầu thô lớn như Trung Quốc luôn biết tận dụng và xây dựng kho dự trữ chiến lược của họ khi giá thấp. Chúng tôi cho rằng Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu thô để lấp đầy trữ lượng, khi giá dầu giảm", ông Lei Sun, cố vấn cấp cao tại Wood Mackenzie, cho biết trong một báo cáo.
Theo ông Yu tại Verisk Maplecroft, khi các nguồn cung tiếp tục bị gián đoạn do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, Bắc Kinh sẽ tăng gấp đôi trong việc xây dựng thêm các kho lưu trữ, trên cơ sở phát triển năng lượng tại Trung Quốc.
"Năng lượng cũng là yếu tố cốt lõi đối với tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong suốt đại dịch, Bắc Kinh đã ưu tiên duy trì nguồn cung cấp than ổn định, để mắt đến việc sản xuất điện cho các hoạt động công nghiệp. Vì vậy, chúng tôi cũng hy vọng Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh việc nối lại các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng quy mô lớn", ông Yu cho biết.
Trong năm 2019, Trung Quốc đã phải nhập khẩu đến 72% trong tổng lượng dầu tiêu thụ, trung bình 10 triệu thùng mỗi ngày, tức 506 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ thùng, tăng 9,5% so với năm 2018 và đánh dấu năm thứ 17 liên tiếp có tốc độ nhập khẩu dầu tăng lên.
Vì vậy, các công ty của Trung Quốc sẽ có thể cắt giảm được chi phí nhiên liệu nhằm sớm phục hồi các hoạt sản xuất, kinh doanh khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. Với việc giá dầu lao dốc, theo ước tính của một số tổ chức thì lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc có thể tăng 2% trong năm nay.
Trong khi tất cả các nước xuất khẩu dầu đều chịu tổn thương lớn do giá dầu suy giảm, song Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, lại đang tận dụng cơ hội hiếm có để gom những thùng dầu giá rẻ, bổ sung vào các kho dự trữ.
Theo CNN, tính đến ngày 29/6, Trung Quốc đã sở hữu 73 triệu thùng dầu, chứa tại 59 con tàu đang lênh đênh trên biển. Con số này được ước tính tương đương ba phần tư nhu cầu mua của cả thế giới. Theo các nhà phân tích, số dầu thô này có lẽ đã được mua hồi tháng 3 và 4, khi giá dầu lao dốc.
Việc trữ dầu trên biển cho thấy Trung Quốc đang kiếm lời khi thị trường năng lượng thế giới rơi vào thời kỳ khủng hoảng cực độ. Giám đốc Chiến lược Hàng hóa Matt Smith tại ClipperData nhận xét: "Trung Quốc đang mua ồ ạt trên toàn cầu. Hiện tại, số dầu dự trữ ngoài biển của họ đang tăng lên ra rất nhanh".
Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhì thế giới và phải dựa vào dầu thô nhập khẩu để duy trì hoạt động kinh tế. Đó chính là lý do quốc gia này phải tích trữ dầu khi giá chạm đáy.
Trước đó, hãng tin Bloomberg đã dẫn các nguồn tin cho biết Bắc Kinh đã yêu cầu các cơ quan ban ngành liên quan khẩn trương hợp tác để bổ sung dầu vào các bồn chứa và sử dụng các công cụ tài chính chẳng hạn như các hợp đồng quyền chọn mua để tận dụng giá dầu thấp.
Trong lúc lượng dầu ở các kho dự trữ chiến lược của Trung Quốc vẫn là một ẩn số, giới phân tích và kinh doanh dầu mỏ ước tính nước này có thể mua thêm từ 80-100 triệu thùng dầu trong năm nay.
Ngoài ra, các nguồn tin cũng cho biết Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng thêm một loạt điểm dự trữ dầu chiến lược mới. Điều này vừa giúp củng cố lợi thế dự trữ dầu chiến lược với quy mô lớn vừa thúc đẩy các cơ hội xây dựng hạ tầng, kích thích kinh tế khi Trung Quốc đang dần hồi phục sau cơn khủng hoảng dịch COVID-19.
An ninh năng lượng luôn luôn quan trọng đối với Trung Quốc. Vào tháng Tư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lưu ý nhiều lần về các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc đã ban hành một danh sách các vấn đề trọng điểm để tập trung giải quyết vào năm nay, bao gồm cung cấp điện, mạng lưới điện, cơ sở hạ tầng dầu khí và các dự án than.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận