Trong tâm bão Corona, đầu tư tài chính vào đâu hiệu quả?
Những tiến triển khó đoán của đại dịch Corona đã khiến tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản đều biến động khó lường. Vậy đâu sẽ là kênh đầu tư hiệu quả trong năm 2020?
Đe dọa lớn từ đại dịch, thị trường chứng khoán điều chỉnh sâu
Là chỉ báo phản ứng rất nhạy với các diễn biến kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam sau kỳ nghỉ tết chứng kiến mức sụt giảm mạnh bởi lo ngại về dịch cúm do virus Corona. Chỉ sau 3 phiên giao dịch “bão táp” đầu tiên của năm mới, các cổ phiếu mạnh nhất trong rổ VN 30 cũng không thể tránh khỏi áp lực điều chỉnh. BVH là cổ phiếu giảm sâu nhất với mức giảm 17%, cổ phiếu VJC thuộc nhóm ngành hàng không giảm đến 14,3%.
Những dự báo về tác động của Corona với nền kinh tế liên tục được công bố khiến nhà đầu tư đưa phản ứng tâm lý vào thị trường. Nhiều chuyên gia cho biết, nếu muốn đánh giá chính xác tác động của đại dịch Corona đối với kinh tế Việt Nam, cần phải chờ đến khi dịch bệnh kết thúc. Và vì thế, trong ngắn hạn, các nhà đầu tư cần thận trọng chắt lọc thông tin, tránh tâm lý té nước theo mưa khi tham gia đầu tư chứng khoán.
Bất động sản ảm đạm do việc hạn chế du lịch và đi lại
Chịu tác động tiêu cực do dịch cúm Vũ Hán, nếu hiện nay các nhà đầu tư hạn chế đi lại và tạm gác kế hoạch đầu tư, thì tại các sàn giao dịch, các kế hoạch mở bán cũng bị trì hoãn. Ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến phân khúc bất động sản du lịch, khi lượng du khách trong và ngoài nước hạn chế đi lại do dịch bệnh.
Kế đó, bất động sản thương mại cũng bị chi phối do người dân e ngại các hoạt động tụ tập nơi đông người. Theo các chuyên gia, với tình hình dịch bệnh, bất động sản nhà ở và đất nền sẽ là phân khúc được quan tâm trong năm 2020. Tuy nhiên, vấn đề là hiện nay, nguồn cung thị trường khan hiếm, trong khi nhu cầu mua nhà đất để ở lẫn đầu tư sinh lợi đều rất cao.
Vàng – chỉ nên xem là kênh trú ẩn an toàn
Hiện nay, khi đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát, nhà đầu tư vẫn lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu nên đẩy mạnh mua vàng. Cùng với đó, do bất ổn chính trị, vào cuối năm 2019, giá vàng năm 2020 từng được nhận định có thể đạt kỷ lục mới. Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 1.600 USD/ounce.
Trong khi Citigroup cho rằng vàng có thể lập kỷ lục 2.000 USD/ounce trong hai năm 2020 và 2021. Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho biết, nhà đầu tư chỉ nên xem vàng là kênh trú ẩn an toàn, không nên đầu tư với mục đích thu lợi nhuận bởi giá vàng cũng biến động khó lường – phụ thuộc nhiều vào căng thẳng chính trị thế giới.
Hàng hóa phái sinh – “vịnh tránh bão” cho dòng tiền trong thời kỳ bất ổn
Nếu như vàng phụ thuộc quá nhiều vào tình hình chính trị khó đoán của các quốc gia lớn, trong khi bất động sản và chứng khoán có khả năng sẽ còn hứng chịu sự điều chỉnh do rủi ro từ Corona, thì kênh đầu tư tài chính phái sinh hàng hóa được xem là công cụ mới mẻ trong việc đa dạng hóa rổ sản phẩm cho nhà đầu tư. Vì sao vậy?
Với các kênh đầu tư truyền thống như vàng, chứng khoán, hay bất động sản,… nhà đầu tư hầu như chỉ kỳ vọng xu hướng giá đi lên thì mới có lợi nhuận. Trong khi đó, với công cụ phái sinh đang được cung cấp bởi các, sàn giao dịch hàng hóa phái sinh, nhà đầu tư có thể linh hoạt tìm kiếm lợi nhuận kể cả khi thị trường tăng hay giảm điểm. Và vì vậy, với dự báo linh hoạt về tác động của các ngành kinh tế bởi Corona, nhà đầu tư hoàn toàn có thể đưa ra chiến lược đầu tư khôn ngoan và “sống sót” qua dịch bệnh. Một trong những lý do khiến đây là kênh đầu tư giá trị vì biểu đồ giá hàng hóa có xu hướng di chuyển không tương quan với các sản phẩm khác như cổ phiếu hoặc trái phiếu, có thể giúp nhà đầu tư đa dạng hóa tốt cho danh mục đầu tư.
Chưa kể, sự hấp dẫn của kênh đầu tư hàng hóa phái sinh với các loại sản phẩm đầu tư tài chính khác là tính thanh khoản hấp dẫn, với giao dịch T+0. Nhà đầu tư còn được phép bán khống hợp đồng tương lai. Đây là đặc điểm của kênh đầu tư phái sinh hàng hóa tại bất kỳ quốc gia nào, không riêng tại thị trường Việt Nam.
Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang lo ngại thay đổi giá nguồn nguyên liệu công nghiệp hay nông sản như gạo, hạt tiêu, cà phê, thép…, họ hoàn toàn có thể phòng vệ rủi ro giá cả hàng hóa do ảnh hưởng của đại dịch Vũ Hán.
Kênh đầu tư hàng hóa phái sinh với hàng hóa cơ sở là các sản phẩm quy chuẩn được niêm yết trên các sàn giao dịch quốc tế như ICE, TOCOM, CME, SGX, LME… hiện đang được cung cấp tại Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa VNF – là Thành viên Kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Công ty hiện đang cung cấp đầy đủ các dịch vụ môi giới, nghiên cứu và quản lí rủi ro cho các khách hàng tổ chức và cá nhân. Với đội ngũ lãnh đạo, ban cố vấn và các chuyên gia tài chính nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính ở thị trường châu Âu, VNF cam kết mang đến các dịch vụ tốt nhất cho nhà đầu tư.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận