24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Thanh Nga
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Triển vọng doanh nghiệp logistics 2021: Sôi động hay trầm lắng?

Trải qua 1 năm nhiều biến động, năm 2021 dự báo sẽ tiếp tục là một năm đầy trở ngại cho nền kinh tế nói chung cũng như các doanh nghiệp logistics nói riêng. Bên cạnh các doanh nghiệp đặt kỳ vọng tăng trưởng cho năm 2021 thì cũng không ít đơn vị lại đặt kế hoạch khá thận trọng cả về doanh thu và lợi nhuận.

Thị trường vận tải được dự báo vẫn tiếp tục khó khăn về nguồn hàng vận chuyển trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến vẫn còn phức tạp, làm ảnh hưởng đến sự hồi phục của nền kinh tế trong ngắn hạn, thương mại sụt giảm kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa vẫn duy trì ở mức thấp. Ngoài ra, tình hình bất ổn ở Trung Đông làm cho giá dầu tiếp tục tăng, ảnh hưởng chi phí nhiên liệu của các doanh nghiệp logistics cũng tăng theo.

Tuy nhiên, các hiệp định thương mại được ký kết hồi năm 2020 dự báo sẽ thúc đẩy lại các ngành hàng xuất khẩu. Điều này vô hình chung sẽ tác động tích cực đến nhóm ngành logistics vì khi đơn hàng được xuất khẩu nhiều, việc vận chuyển hàng hóa cũng tăng trưởng theo.

Những doanh nghiệp logistics đầu tiên công bố kế hoạch kinh doanh 2021. Đvt: Tỷ đồng

Triển vọng doanh nghiệp logistics 2021: Sôi động hay trầm lắng?
Nguồn: VietstockFinance

Kế hoạch sôi động

Trong năm 2021, CTCP Transimex (HOSE: TMS) dự kiến đem về gần 3,315 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 3% so với thực hiện năm 2020. Ngược lại, chỉ tiêu lãi trước thuế lại tăng 20%, lên hơn 425 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi cao nhất kể từ khi doanh nghiệp logistics này niêm yết trên sàn (04/08/2000). Bên cạnh kế hoạch lãi tăng trưởng, TMS dự kiến bổ sung thêm ngành chế biến, bảo quản, phân phối thịt và bán lẻ thuốc, dịch vụ y tế.

Tình hình kinh doanh của TMS qua các năm trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng

Triển vọng doanh nghiệp logistics 2021: Sôi động hay trầm lắng?
Nguồn: VietstockFinance

Để hoàn thành kế hoạch đã đề ra, TMS sẽ tiếp tục phát triển kinh doanh và thực hiện đầu tư giai đoạn 2 tại Trung tâm Logistics Thăng Long, tập trung phát triển kinh doanh và tái cơ cấu cả về dịch vụ (DV), tổ chức nhân sự tại các Công ty mà TMS đang là cổ đông chi phối tại Khu vực Hải Phòng như CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (HNX: TJC) và CTCP Cung ứng và DV Kỹ thuật Hàng Hải (MAC).

TMS cũng sẽ tham gia thực hiện dự án xây dựng Kho lạnh Vinatrans Hòa Cầm cũng như chuẩn bị cho việc khai thác dịch vụ sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng…

Về phía TJC (TMS hiện là cổ đông lớn sở hữu 32.98% vốn), doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đồng loạt tăng 16% so với thực hiện năm trước, đạt 119 tỷ đồng và 2.5 tỷ đồng. TJC sẽ tiếp tục bố trí tàu Transco Sky chạy chuyên tuyến Việt Nam - ThaiLand - Malaysia - Nam Trung Quốc với các mặt hàng than, phân bón, thạch cao. Được biết, TJC đã đàm phán xong hợp đồng vận chuyển thạch cao từ Bangkok về Nghi Sơn với giá cước 13.25 USD/tấn (tăng 0.15 USD/tấn so với năm 2020)…

Hay như CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG) dự kiến đem về gần 392 tỷ đồng doanh thu thuần và 26 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 29% và 13% so với thực hiện năm 2020.

Theo doanh nghiệp hiện đang sở hữu 6 tuyến vận chuyển khai thác, kế hoạch năm 2021 có biên độ dao động rất lớn phụ thuộc vào tình hình dịch Covid-19 của Việt Nam và thế giới. Công ty sẽ tiếp tục duy trì chiến lược trung và dài hạn là đầu tư phát triển lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng các phương tiện cao tốc theo tuyến cố định.

SKG cho rằng nhu cầu vận chuyển cũng như du lịch biển đảo còn rất nhiều tiềm năng và dư địa phát triển lớn. Bên cạnh việc đặt kế hoạch để khai thác hiệu quả 2 tuyến mới là Phú Quốc - Nam Du và Rạch Giá - Hòn Nghệ, Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu, khảo sát các địa bàn mới nhằm tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.

Tương tự, Cảng Đồng Nai (HOSE: PDN) đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 đồng loạt tăng nhẹ 3%, dự kiến đạt 820 tỷ đồng doanh thu và 182 tỷ đồng lãi trước thuế.

Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) cũng lên kế hoạch tăng trưởng với lãi sau thuế 2021 dự kiến đạt gần 158 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm trước. Ngoài ra, HAH lên kế hoạch mang về hơn 1,661 tỷ đồng tổng doanh thu và tổng sản lượng đạt 972,350 TEU. Trong đó, khai thác cảng chiếm 38%, khai thác tàu chiếm 50% và sản lượng Depot chiếm 12%.

Triển vọng “nhạt nhòa”

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó khăn, một doanh nghiệp đưa ra hẳn 2 kịch bản cho năm 2021. Với kịch bản 1, Container Việt Nam (HOSE: VSC) dự kiến doanh thu và lãi sau thuế gần như đi ngang so với thực hiện năm trước, ghi nhận 1,700 tỷ đồng và 335 tỷ đồng. Kịch bản còn lại được đưa ra trong trường hợp dịch bệnh có diễn biến xấu bất thường và container tiếp tục thiếu hụt nghiêm trọng.

Thận trọng hơn, CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam (Vosa, HNX: VSA) đặt kế hoạch tổng doanh thu và lãi sau thuế lần lượt đi lùi 8% và 33% so với thực hiện năm 2020, xuống còn 958 tỷ đồng và 24.8 tỷ đồng. Doanh nghiệp thuộc nhóm hỗ trợ vận tải này cũng hạ kế hoạch cổ tức từ 15% (2020) xuống còn 8% (2021). Đây cũng là mức cổ tức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây của VSA.

Tình hình kinh doanh của VSA qua các năm trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng

Triển vọng doanh nghiệp logistics 2021: Sôi động hay trầm lắng?
Nguồn: VietstockFinance

Theo VSA, năm 2021, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và nguy hiểm, nền kinh tế sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức… Trước tình hình đó, VSA đã đưa ra loạt chiến lược phát triển và mục tiêu chiến lược cho năm 2021 như định hướng phát triển ngành đại lý hàng hải-logistics gắn với tập trung phát triển đầu tư một số dự án cảng thủy nội địa và ICD tại khu vực trung tâm sản xuất hàng hóa phía Bắc…

Kế hoạch của Vận tải Sản Phẩm Khí Quốc tế (HOSE: GSP) cũng không mấy tươi sáng hơn khi chỉ tiêu doanh thu và lãi sau thuế 2021 lần lượt “dìu nhau” đi xuống, về còn 1,300 tỷ đồng và 52 tỷ đồng.

Cùng nhóm vận tải đường thủy, Vận tải Xăng dầu đường thủy Petrolimex (HOSE: PJT) cũng lên kế hoạch lãi sau thuế đi lùi 6%, xuống còn 21 tỷ đồng. Tại ĐHĐCĐ vừa diễn ra ngày 05/04, đại diện Công ty cho biết năm 2021 là năm đầu tiên trong giai đoạn kế hoạch sản xuất kinh doanh 2021-2025, do đó Công ty tập trung đẩy mạnh hoạt động vận tải xăng dầu trên nền tảng thị trường Petrolimex, tranh thủ ngày tàu rỗng để mở rộng thị trường bên ngoài, tiếp tục thanh lý tàu già, thị trường không còn nhu cầu, tích lũy tài chính và tận dụng cơ hội đầu tư đổi mới đội tàu.

Trong đó, năm 2021, Công ty có kế hoạch thanh lý tàu Long Phú 04 có trọng tải 2,509 DWT với giá 5 tỷ đồng đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đến năm 2022, Công ty sẽ thanh lý tàu Long Phú 09, trọng tải 4,993 DWT với giá 18 tỷ đồng (bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Bên cạnh đó, năm 2021, PJT sẽ tiếp tục tái cấu trúc, cụ thể sẽ thoái vốn đối với CTCP Vận tải xăng dầu Đồng Tháp, triển khai phương án phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông để tăng vốn điều lệ, xây dựng lộ trình chuyển đổi công năng khu đất xưởng Bình Chánh thành văn phòng, nâng cấp cơ sở hạ tầng xưởng Phú Xuân…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả