Trích đoạn Triển vọng Vĩ mô - Báo cáo chiến lược 2023
"Nhìn về bối cảnh TTCK năm 2023, FIDT đưa ra đánh giá tổng thể về bức tranh vĩ mô quốc tế và trong nước từ báo cáo chiến lược (BCCL).
Các yếu tố chính trên phạm vi quốc tế được chúng tôi phân tích cụ thể bao gồm: lạm phát, lãi suất, nguy cơ suy thoái và tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại. Nhìn chung, FIDT đánh giá triển vọng thị trường quốc tế sẽ có những yếu tốt tác động tương đối tích cực từ 2023 trở đi, trong đó yếu tố chủ chốt quyết định là lạm phát lõi PCE được dự phóng sẽ hạ nhiệt đáng kể.
FIDT đưa ra quan điểm về PCE lõi dựa trên các yếu tố cung cầu, trong đó chuỗi cung ứng được “bình thường hóa đáng kể” nhờ Trung Quốc mở cửa. Ngoài ra, nhu cầu sẽ không còn nhiều áp lực tăng tại các thị trường phát triển khi chính sách thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng đến cầu và nguy cơ suy thoái."
Về thị trường Việt Nam, năm 2022 là một năm được đặc trưng bởi sự biến động mạnh của thị trường vốn Việt Nam cả về Cổ phiếu lẫn Trái phiếu. Áp lực của lạm phát toàn cầu đã đẩy lãi suất tăng mạnh, làm suy yếu định giá thị trường chứng khoán, vốn đã cho mức sinh lợi rất tích cực giai đoạn đầu năm.
Hướng tới năm 2023, chúng ta cần phải đối mặt với ba câu hỏi:
• Triển vọng vĩ mô của Việt Nam như thế nào trước bối cảnh toàn cầu đã phân tích ở trên?
• Những vấn đề và rủi ro nào về vĩ mô có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán và cần quan tâm trong năm 2023?
• Từ đó sẽ trả lời câu hỏi, thị trường liệu đã ổn định và định giá đã đủ rẻ để đầu tư?
Đối mặt với những câu hỏi trên, đầu tiên chúng tôi trả lời những vấn đề lớn vĩ mô, trong đó lạm phát được xem là vấn đề then chốt ảnh hưởng lớn đến những yếu tố vĩ mô khác.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận