Trí tuệ cảm xúc - Không chỉ thấu hiểu, mà là thấu cảm
Trí tuệ cảm xúc EQ (Emotional Quotient) là năng lực một cá nhân có thể nhận ra và thấu hiểu cảm xúc của mình & những người xung quanh.
Một trong những dấu hiệu quan trọng của EQ là sự nhạy cảm & tinh tế với cảm xúc của người khác (sense of empathy)
Người có EQ cao chắc chắn có sense of empathy tuyệt vời. Họ rất nhạy cảm với các hình thái cảm xúc của người đối diện. Bạn sẽ khó che dấu được cảm xúc của mình khi ngồi đối diện với họ. Nhưng điều tuyệt vời nhất của những người có sense of sympathy này là cách hành xử của họ chứ không chỉ dừng lại ở sự nhạy cảm, tinh ý khi đọc cảm xúc người khác.
Tôi thỉnh thoảng vào bếp nấu món yêu thích. Con trai tôi ăn bất cứ món gì của tôi hay bà xã nấu chưa bao giờ cháu chê kiểu không ngon đâu, không thích. Nếu chưa hài lòng bát cháo yến mạch nó sẽ nói theo kiểu: giá như ba cho đậm chút nữa sẽ ngon hơn nhiều ba ah. Việc khác cũng vậy. Nếu cái áo mua mặc chưa ưng, cháu sẽ nói kiểu nó cũng được nhưng con thích abc, xyz hơn ba ah. Chắc cu cậu không muốn người khác buồn khi chê nên hay nói giảm nói tránh. Cu cậu tự quan sát hiểu chuyện và tự hành xử như vậy. Chỉ số EQ có lẽ là bản năng nhiều hơn là giáo dục và rèn luyện (các nhà tâm lý học cũng tranh luận điểm này).
Chỉ số EQ hiện hữu trong cuộc sống thường ngày & trong nhiều lĩnh vực chuyên môn. Ngành marketing hay nói về insight (sự thật ngầm hiểu) khách hàng. Chữ “ngầm hiểu” rất hay. Bạn đừng chỉ dựa vào những gì khách hàng nói ra, kêu la lên mới hiểu họ. Trước khi hỏi khách hàng, doanh nghiệp nên đặt mình vào vị trí của họ trước, hình dung nếu mình là họ mình mong muốn gì, khát khao gì, ngại ngùng gì. Việc hỏi chỉ là hình thức xác nhận lại thôi. Tôi cho rằng Insight không chỉ là “thấu hiểu”. Insight thực sự ý nghĩa nếu đến từ sự “thấu cảm”. Một lần nữa sense of empathy (không chỉ sympathy) mới là điều đáng quan tâm hơn cả.
Muốn biết phải hỏi, yêu ai phải nói. Đúng vậy. Nhưng lời nói dù rất quan trọng vẫn chỉ là một trong các phương tiện để giao tiếp thôi. Có những mối quan hệ, có những tình huống, đâu phải cứ hỏi mới biết, đâu phải cứ chờ ngỏ lời mới biết rằng yêu. Trí tuệ xúc cảm hay là ở chỗ đó.
Theo các nhà tâm lý học, EQ bao gồm 3 mức độ thể hiện như sau.
- Nhận biết cảm xúc
Qua lời nói, qua ngôn ngữ cơ thể, qua ánh mắt. Không phải ai cũng biết lắng nghe cảm xúc của người khác. Khi công sự đang lo lắng, đang có chuyện không suôn sẻ về công việc bạn có nhận ra? Hay bạn vẫn thao thao bất tuyệt chuyện của mình bất chấp họ có nghe hay không? Có nhiều người chỉ biết nói hiếm khi họ dừng lại chỉ để lắng nghe.
- Hiểu cảm xúc
Nhận ra cảm xúc, hiểu, thậm chí dự đoán được nguyên nhân của cảm xúc.
- Quản trị cảm xúc
Cách hành xử, phản ứng sau khi nhận ra & hiểu được cảm xúc từ đâu mà có. Theo tôi điều này quan trọng nhất đối với EQ. Người có sự thấu cảm không lấy cảm xúc của họ làm trung tâm, họ lắng nghe & quan sát cảm xúc của người đối diện để hành xử phù hợp. Một phẩm chất rất đáng quý chúng ta không phải bao giờ cũng may mắn được gặp kiểu người này.
Người biết quản trị EQ là người không vơ về mình những việc không đáng có, biết tiết chế cảm xúc theo ngữ cảnh phù hợp và đặc biệt có cách ứng xử thể hiện sự cảm thông với người khác.
Câu nói sau đây của ãnh đạo thể hiện trí tuệ cảm xúc tuyệt vời của ông ấy.
“Sau một trận đấu tôi luôn cố tránh việc phê bình các cầu thủ. Họ đã chịu đủ áp lực không cần tôi phải chất đầy hơn nữa trước mặt mọi người. Tôi dành sự phê bình cho những buổi riêng tư. Hầu hết các cầu thủ đều tự cảm thấy khổ sở nhục nhã khi làm đồng đội thất vọng. Phản ứng đầu tiên là luôn bảo vệ họ trước rồi sau đó mọi thứ sẽ được giải quyết sau”. (Tự truyện “Leading”).
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận