Trải thảm đón sóng đầu tư Không làm theo phong trào

Ảnh Internet
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc manh nha cho sự dịch chuyển dòng vốn FDI trên thế giới. Đại dịch COVID-19 như chất xúc tác khiến quá trình dịch
Đại diện Bộ KH&ĐT cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu, tổng vốn đầu tư đăng ký vào KCN đến năm 2030 đạt 2.700 - 3.200 nghìn tỷ đồng và 280 - 330 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong KCN khoảng 1.500 - 2.000 nghìn tỷ đồng và 240 - 290 tỷ USD. KCN giải quyết việc làm cho 5 - 6 triệu lao động vào năm 2025 và 7 - 8 triệu lao động vào năm 2030. Đề xuất cơ chế, chính sách vượt trội Sáng 26/5, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phát triển vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các địa phương cần tận dụng cơ hội từ việc đã kiểm soát, chống dịch COVID-19 để thu hút đầu tư mạnh mẽ, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các vùng KTTĐ, nhất là các trung tâm kinh tế, phải là những điểm thu hút đầu tư, đón đầu dòng dịch chuyển vốn đầu tư khu vực và toàn cầu. Có chính sách ưu đãi hỗ trợ về tín dụng, điện, nước, kết cấu hạ tầng giao thông, dịch vụ logistic, đặc biệt là nhân lực, để phục vụ nhu cầu của các dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Về thể chế phát triển vùng KTTĐ, theo Thủ tướng, còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ. Vì thế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần rà soát, đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp cho vùng KTTĐ mang tính đặc thù, vượt trội, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế để đạt mục tiêu này. Với từng vùng KTTĐ cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, vùng KTTĐ Bắc bộ cần tập trung thu hút đầu tư công nghệ cao, chế biến chế tạo, điện tử, dịch vụ, tài chính ngân hàng…; Vùng KTTĐ miền Trung tập trung phát triển mạnh kinh tế biển, phát triển hệ sinh thái ô tô; Vùng KTTĐ phía Nam tập trung thu hút đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao; Vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long, cần phát triển mạnh mẽ các ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt các loại nông sản chủ lực, tôm, cá tra, trái cây... |