menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thành Dũng

Trái đắng sau những vụ sốt đấu giá đất

Cơn sốt đất bất thường nhiều nơi ở Thanh Hóa, từ nửa đầu năm 2021, rơi vào trầm lắng. Những khu đất đấu giá nóng nhất thì người mua cuối giờ cũng ngậm ngùi vì mua dễ, bán khó.

Bóng dáng đầu cơ sau những cuộc đấu giá đất

Tại Thanh Hóa, từ sau Tết Nguyên đán cơn "sốt đất" kéo từ thành thị cho đến nông thôn khiến nhà nhà, người người đua nhau ôm đất và làm "cò đất". Thậm chí, đấu giá đất tại một xã nông thôn của huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), đầu tháng 4/2021, chính quyền tổ chức đấu giá 23 lô đất, mỗi lô từ 125 đến 150m2 nhưng có đến hơn 1.000 bộ hồ sơ tham gia. Chưa bao giờ cuộc đấu giá đất ở một vùng quê mà thu hút hàng nghìn người dân địa phương và nhiều cá nhân, tổ chức môi giới và kinh doanh bất động sản từ khắp nơi đổ về tham dự như vậy.

Đặc biệt, có hơn 1.000 hồ sơ tham gia đấu giá 23 lô đất nhưng chỉ có 4 người trúng đấu giá. Nhiều người tham dự đã sửng sốt khi nghe đơn vị đấu giá công bố kết quả trúng đấu giá của 23 lô đất này. Tuy nhiên, sau cơn sốt ảo, những tay đầu cơ đã sang tay kiếm lợi, còn những người mua cuối đành ngậm ngùi ôm hàng, muốn bán ra thu tiền vốn về cũng khó.

Trái đắng sau những vụ sốt đấu giá đất
Bất động sản Thanh Hóa giảm nhiều sau khi có chỉ đạo chống đầu cơ đẩy giá, thổi giá đất để trục lợi

Ở một số địa phương khác, tình trạng "sốt đất" cũng đang dần hạ nhiệt. Đơn cử như tại huyện miền núi Như Thanh là một trong những địa phương bùng lên cơn "sốt" đất được cho là khủng khiếp nhất từ trước đến nay tại Thanh Hóa nhưng đến giờ gần như không còn giao dịch nào. Được biết, giá đất tại địa phương này tăng mạnh nhất từ sau Tết Nguyên đán đến tháng 4/2021.

Tuy nhiên, hiện tại, các đối tượng "cò" đất cũng không còn xuất hiện ở khu vực này, mọi giao dịch gần như mất hút. Tại xã Xuân Thái - nơi cơn "sốt đất" khủng khiếp nhất diễn ra sau Tết Nguyên đán cũng trong tình cảnh "vắng như chùa bà đanh".

Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Như Thanh cho biết, xuất hiện tình trạng "sốt đất" này là do tâm lý đón đầu dự án để tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Đặc biệt, có hoạt động can thiệp các đối tượng xấu ngoài xã hội và "cò đất" vào các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất để thổi giá kiếm lời. Nhiều đối tượng đã đưa ra các thông tin quy hoạch, thông tin triển khai dự án không chính xác để đánh vào tâm lý người mua nhằm đẩy giá đất lên cao.

Bài học nhãn tiền, “cò đất” bỏ cọc vì giá đẩy lên quá cao

Hồi giữa tháng 4/2021, tỉnh Thanh Hóa đã ra văn bản về việc tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh này. Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, thời gian vừa qua, tại một số địa phương, tập trung chủ yếu tại thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn và các huyện: Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Như Thanh... đã và đang xuất hiện một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc triển khai các dự án lớn... để bán đất.

Họ tung tin đồn, mua đi bán lại, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý đám đông... bằng hình thức đặt cọc, góp vốn, mua bán, gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để trục lợi.

Ở nhiều cuộc đấu giá đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã xuất hiện cò đất tạo thị trường và các nhóm đầu cơ, thậm chí thao túng đấu giá. Trong bối cảnh thị trường giảm nhiệt đồng loạt, dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến hết sức phức tạp, xu hướng này sẽ khó tái diễn.

Theo các chuyên gia, đặc thù của đất đấu giá ở nhiều địa phương là hướng đến phục vụ nhu cầu ở thực của người dân. Điểm cần lưu ý là tập quán sinh hoạt của người dân ở làng xã nào sẽ có xu hướng mua đất ở ngay làng xã đó. Do vậy, với những khu vực không phát triển về khu công nghiệp hay thương mại dịch vụ thì nhu cầu đất ở khá ổn định, giá đất rất khó biến động tăng trong thời gian ngắn. Nếu không có nhu cầu ở mà mua thì khả năng chôn vốn rất cao, thị trường nhỏ lẻ, cục bộ nên khó bán lại.

Thực tế ở một số địa phương, sau đấu giá, nhiều "cò đất" không tìm được khách để bán lại lô đất mà mình đã trúng đấu giá, nên đành chấp nhận mất trắng tiền cọc... mà nguyên nhân chỉ vì giá đất đã bị cò thổi lên cao ngất ngưỡng. Đây là bài học nhãn tiền cho những người có tâm lý lướt sóng, trục lợi từ đấu giá đất

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại