TP Thủ Đức: Không đơn thuần là sự sáp nhập của 3 quận
“Để phát triển thành phố Thủ Đức thành thành phố công nghệ và thông minh, phải có quy hoạch và cách làm mới trên phương diện tổng thể”. Đó là quan điểm của TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn khi nói về phương hướng và mục tiêu phát triển thành phố này.
Thành phố Thủ Đức đã chính thức được thành lập từ ngày 01/01/2021 với không gian quy hoạch được hình thành từ các phân khu chức năng có sẵn trên địa bàn 3 quận 2, 9 và Thủ Đức. Theo ông, quy hoạch thành phố mới này có cần điều chỉnh gì hợp lý hơn về xây dựng và giao thông để liên thông? Cần những sửa đổi gì để kết nối phát triển thành phố mới với các vùng lân cận như quận 1 và phần còn lại của TP.HCM, với Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương?
Như vậy, song song với việc quy hoạch một đô thị mới hiện đại thì cũng phải lưu ý việc quy hoạch chỉnh trang các khu đô thị hiện hữu còn lộn xộn, không để sự khác biệt quá lớn giữa các khu vực cao cấp và bình dân trong cùng một thành phố.
Thành phố Thủ Đức mới theo quy hoạch sẽ có tám khu chức năng trọng điểm. Bước tiếp theo, thành phố không nên xem đây là tám khu vực chức năng riêng biệt, mà nên tổ chức sao cho không chỉ không gian quy hoạch kiến trúc, mà cả cơ cấu tổ chức hoạt động phải đảm bảo tính liên kết chặt chẽ qua lại giữa các khu chức năng này, để có thể hỗ trợ cho nhau, cùng đạt hiệu suất cao nhất.
Ví dụ, khu giáo dục đào tạo cần kết nối việc đào tạo thực hành nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu trung tâm sản xuất và ưng dụng công nghệ cao; khu trung tâm thể thao và sức khỏe nên gắn kết với khu giáo dục đào tạo và các khu dân cư để giúp cân bằng trí dục, thể dục, và đức dục; khu trung tâm sản xuất và ưng dụng công nghệ cao phải gắn kết với khu trung tâm công nghệ cinh thái và khu trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, để cùng hợp tác tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh (về mặt công nghệ, mỹ thuật, thương hiệu quốc gia,…) để có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới và trong nước; khu đô thị cảng tại Trường Thọ cần phối hợp với khu trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ và cảng container Cát Lái và các khu vực sản xuất để giúp vận chuyển xuất nhập hàng hóa với hiệu quả cao về logistics, phục vụ cho không chỉ thành phố phía Đông mà cả cho TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.
Cuối cùng, khu trung tâm tài chính kết hợp khu trung tâm hành chính thành phố Thủ Đức phải gắn kết tốt với khu trung tâm TP.HCM, để là bộ não lãnh đạo chung, không chỉ về mặt hành chính chính trị trong tương quan kết nối chặt chẽ và hài hòa với các chính sách phát triển của bộ máy lãnh đạo của thành phố nói riêng, của chính quyền trung ương nói chung, mà cả về mặt kinh tế tài chính, đảm bảo việc thu hút nguồn vốn đầu tư công tư cho việc phát triển thành phố Thủ Đức trong tương lai.
Hạ tầng của thành phố mới Thủ Đức rất kém, nhất là quận Thủ Đức và quận 9 (đường nhỏ, kẹt xe, ngập nước…) chắc chắn vốn ngân sách không thể đáp ứng được việc làm hạ tầng, các công trình phúc lợi, công trình dân dụng… mà phải huy động nguồn lực tài chính lớn của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Theo ông, cần có chính sách gì thu hút các nhà đầu tư?
Thử thách thứ hai, mỗi khu vực chức năng, trong tám khu chức năng nói trên, phải tạo ra được nhiều nguồn công ăn việc làm với thu nhập cao tương ứng, với mục tiêu thành phố Thủ Đức phải thu hút được khoảng 500.000 đến một triệu cư dân mới với trình độ cao, đóng vai trò nhân lực chủ yếu phục vụ cho kế hoạch muốn làm cho thành phố Thủ Đức đạt mức cạnh tranh quốc tế, trở thành một nơi có GRDP cao nhất cả nước.
Rút kinh nghiệm từ việc phát triển các đô thị mới với hoàn cảnh tương tự như thành phố Thủ Đức, có thể tham khảo một số chính sách hiệu quả như chính sách thoáng mở về thu hút đầu tư của Phố Đông (thành phố Thượng Hải, Trung Quốc); chủ trương tập trung phát triển đô thị cao tầng và hiện đại về phía ngoại vi, đặc biệt về phía khu La Défense và các khu đô thị phía Tây Paris thuộc Hauts-de-Seine (Pháp) để cân đối được mật độ xây dựng tương xứng với hạ tầng, trong khi nội thành thành phố Paris chủ yếu ưu tiên bảo tồn di sản.
Một bài học kinh nghiệm về hợp tác công tư là cách làm của khu đô thị Phú Mỹ Hưng của công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng, trong đó phân công đơn vị công chịu trách nhiệm chính về việc vận động chính sách đất đai, định hướng phát triển phù hợp chính sách của nhà nước, quản lý công…; đơn vị tư nước ngoài chịu trách nhiệm chính về việc lo nguồn vốn đầu tư, mời chuyên gia đa ngành (quy hoạch, kiến trúc, kinh tế, tài chính…), thực thi kế hoạch thực hiện quy hoạch.
Thử thách thứ ba, một công việc gấp rút hàng đầu hiện nay là phải gấp rút chuẩn bị kế hoạch với nền tảng pháp lý phù hợp, để có thể chặn đứng được tình trạng đầu cơ địa ốc thông qua cơ chế đặc thù. Thực tế thời gian qua cho thấy mới chỉ có thông tin về thành lập thành phố phía Đông, giá đất đã tăng chóng mặt và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu không kịp thời chặn đứng làn sóng đầu cơ địa ốc thì dự án thành phố Thủ Đức có nguy cơ phá sản từ trong trứng nước bởi giá đất đắt đỏ sẽ khiến nhiều dự tính, kế hoạch của chính quyền không thể triển khai.
Có câu chuyện thực tế ở Mỹ là các đại gia công nghệ tạo ra thung lũng Silicon chứ không phải thung lũng Silicon tạo ra các đại gia công nghệ. Theo ông, có bài học gì từ câu chuyện thực tế cho thành phố mới và cần làm gì để thành phố Thủ Đức trở thành một thành phố sáng tạo, thành phố công nghệ và thông minh, thu hút được lượng lớn các dòng vốn và doanh nghiệp vào đầu tư, trở thành hạt nhân phát triển của TP.HCM?
Nói một cách đơn giản, để thành phố Thủ Đức trở thành một thành phố hàng đầu về công nghệ thì mỗi đơn vị kinh tế với chức năng riêng biệt trong đó cũng phải đạt vị thế hàng đầu.
Thành phố Thủ Đức cần tạo nên tám hạt nhân trong tương quan hợp tác và kết nối, trong đó các nhà lãnh đạo của mỗi khu vực phải là những nhà lãnh đạo giỏi trong lãnh vực của mình. Để minh họa, có thể tạm so sánh với cách tổ chức vùng San Francisco Bay Area (Mỹ) để hình dung bộ mặt và vị thế tương lai của tám khu chức năng nói trên:
(1) Khu trung tâm tài chính Thủ Thiêm phải tạo nên được một khu trung tâm cao tầng tập trung các trụ sở của những tập đoàn quốc tế, như khu trung tâm San Francisco;
(2) Khu trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc phải xây dựng được các phức hợp thể dục thể thao quy mô lớn, có thể góp phần giúp TP.HCM tổ chức sự kiện lớn như Olympic hoặc Seagames như các cơ sở thể thao của San Francisco hoặc Oakland;
(3) Khu trung tâm sản xuất và ưng dụng công nghệ cao, phải xây dựng được các cơ sở vật chất với hạ tầng công nghệ hiện đại như vùng San Jose, Palo Alto, và lân cận;
(4) Khu trung tâm giáo dục đào tạo phải hình thành được các khu đô thị đại học đẳng cấp quốc tế như Berkeley hoặc Stanford;
(6) Khu trung tâm công nghệ sinh thái cần gắn kết với giáo dục và nghiên cứu công nghệ sinh thái và nghiên cứu khám chữa bệnh như khu đô thị đại học California tại San Francisco hoặc khu đô thị đại học Stanford;
(7) Khu trung tâm ciao thông và cảng container Cát Lái và (8) Khu đô thị cảng tại Trường Thọ phải tạo được một khu đô thị cảng với kết nối đường sắt và đường cao tốc thuận tiện, tạo nguồn công ăn việc làm cho cả một khu đô thị cảng như tại Oakland.
Việc có thể biến tiềm năng này thành hiện thực hay không sẽ tùy thuộc rất lớn vào quyết tâm của lãnh đạo và sự đoàn kết chung tay hợp lực của người dân, những nhà đầu tư trong và ngoài nước, đơn vị công tư, doanh nghiệp, và các chuyên gia đa ngành.
Trân trọng cám ơn ông!
TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn là chuyên gia hàng đầu về quy hoạch và phát triển đô thị tại Việt Nam, từng tham gia quy hoạch và thiết kế khu đô thị Nam Sài Gòn, Bắc Hà Nội, Phố Đông và hai bờ sông Hoàng Phố, Thượng Hải (Trung Quốc), khu đô thị mới và nhà ga sân bay Aquino (Philippines) và một số dự án quy hoạch khu đô thị ở Nhật, Pháp, Canada.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận