Tôi nói gì khi nói về ‘AI’?
Tiêu đề được lấy cảm hứng từ cuốn sách ‘Tôi nói gì khi nói về chạy bộ’ của Haruki Murakami nên bài viết này cũng tương tự như vậy, cũng chỉ là góc nhìn cá nhân của mình về trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi thế giới từng ngày.
Trong tầm hai năm trở lại đây, công cụ AI trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. ChatGPT của OpenAI hay Gemini của Google,... là những cái tên khiến cho ‘cuộc đua’ AI của các ông lớn công nghệ ‘nóng’ hơn bao giờ hết.
Giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip NVIDIA đã tăng hơn 200% trong năm qua, nâng giá trị của công ty lên hơn 3 nghìn tỷ USD. Các cổ phiếu công nghệ cũng tăng mạnh trong năm 2023, chủ yếu dựa trên làn sóng cường điệu về AI. Tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup AI gần chạm mốc 50 tỷ USD vào năm 2023, ngay cả khi đầu tư toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong năm năm qua, chỉ đạt 285 tỷ USD.
tạm dịch là,
Như Greg Hill - đối tác quản lý tại Parkway Ventures, đã nói với tạp chí Inc. vào đầu năm nay: "Phần lớn các công ty đều đưa AI vào trong các bản thuyết trình của họ để thu hút nguồn vốn đầu tư, ngay cả khi AI không phải là sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp.”
tạm dịch là,
Lĩnh vực AI hiện nay tràn ngập các startup không thực sự tự phát triển công nghệ AI của riêng mình. "Mọi người đang chạy theo xu hướng AI với suy nghĩ rằng tiền sẽ tự đến chỉ vì họ đã tích hợp AI vào mô hình kinh doanh của mình. Nhưng thực tế, những gì họ làm có thể chỉ là thêm một chút chức năng AI như một lớp vỏ bọc cho mô hình kinh doanh truyền thống," Jennings-O'Bryne lập luận.
Những ai theo dõi sẽ nhận thấy điều này rất quen thuộc, gợi nhớ đến ‘bong bóng dot-com’. Đó là thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ, khi Internet phát triển rầm rộ và bất kỳ công ty nào liên quan ít nhiều đến Internet (như Apple, Microsoft, IBM) đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Ai ai cũng muốn sở hữu cho mình một cổ phiếu liên quan đến Internet. Lúc ấy, đó là xu hướng, chỉ cần có chữ ‘dot com’ trong tên hoặc tạo ra những trang web có đuôi ‘dot com’ là người dân đổ xô tranh nhau mua.
Tuy vẫn còn quá sớm để kết luận đây là một ‘bong bóng’ và nhiều chuyên gia cho rằng muốn nhìn rõ hơn bức tranh toàn cảnh về AI thì phải đợi khoảng 4 - 5 năm nữa. Theo mình, ở thời điểm hiện tại, việc đi trả lời câu hỏi ‘có hay không’ không quá quan trọng mà điều cần quan tâm đến là dấu hiệu mà bong bóng sẽ bắt đầu vỡ (những cụm từ được thần thánh hóa như Internet hay AI, mức tăng nóng từ vài chục đến vài trăm phần trăm, P/E của cổ phiếu đang ở mức quá cao,...); mức độ ảnh hưởng hay tính chất có trầm trọng như ‘bong bóng dot-com’ không?
Sóng tăng của cổ phiếu công nghệ tại thị trường Việt Nam đã ghi nhận tăng trưởng mạnh với mức tăng 10,18% trong tháng Sáu và tăng 53,63% so với cuối năm 2023. "Đầu tàu" nhóm công nghệ phải kể đến FPT khi mã này đã có mức tăng hơn 55% trong nửa đầu năm nay. Thậm chí, giai đoạn VN-Index biến động mạnh, cổ phiếu này vẫn duy trì được đà tăng tích cực. Nhóm cổ phiếu nào cứ có chữ ‘công nghệ’ hay thậm chí là ‘viễn thông’ thì đều ghi nhận mức tăng tích cực như CMG (+70%); FOX (+112%); ELC (+40%); VGI (+300%); MFS (+100%);… Đọc đến đây chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu được tại sao mình lại nhắc đến ‘bong bóng dot-com’. Và tại sao bạn lại cần quan tâm đến điều này? Vì khi ‘bong bóng’ đã hình thành hay kịch bản tiêu cực nhất là vỡ, thì bằng một cách trực tiếp hay gián tiếp bạn đều sẽ bị ảnh hưởng. Đa dạng hóa danh mục, chuẩn bị trước kế hoạch tài chính, hay tìm hiểu thêm những cổ phiếu giá trị khác (không giảm nhiều như cổ phiếu bong bóng khi thị trường vỡ, thậm chí có thể tăng khi các nhà đầu tư chuyển sang sử dụng chúng),... là những chiến lược có thể cân nhắc thực hiện.
Hãy chia sẻ quan điểm của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé! "We live, we learn".
_Bạch Dương FPTS_
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận