Tôi đã hiểu, vì sao chúng ta nghèo hơn Thái Lan
Qua những ngày đối diện với dịch cúm corona Vũ Hán vừa qua, tôi mới chợt thấu hiểu tại sao Việt Nam chúng ta lại nghèo hơn Thái Lan.
Từ trước đến nay chúng ta luôn cho rằng về trí tuệ, người Việt Nam không thua kém Thái Lan, nếu không nói là chúng ta thông minh hơn. Thế nên chúng ta không chấp nhận chúng ta nghèo hơn Thái Lan, cái mong mỏi vượt lên trên Thái Lan về kinh tế là mong mỏi cháy bỏng của nhiều thế hệ người Việt.
Thế nhưng trước dịch corona virus này tôi mới chợt thấu hiểu, người Việt chúng ta thua người Thái về sự tử tế và thái độ đối mặt với khó khăn, thiên tai địch hoạ, hai yếu tố quyết định thành công của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc.
Dịch cúm corona tận Vũ Hán (Trung Quốc). Thái Lan một năm đón nhận số du khách Trung Quốc gấp 2 lần Việt Nam, số ca nhiễm corona của họ cũng gấp 7 lần Việt Nam, thế nhưng người Thái vẫn bình tĩnh (Jai yen), thoải mái (sabai), vui vẻ (sanuk) khi đón nhận du khách Trung Quốc. Họ không hoảng loạn, rúm ró, sợ hãi, không đòi tẩy chay, không đòi cấm du khách Trung Quốc như nhiều người Việt Nam chúng ta (họ không chủ quan, họ vẫn thực hiện các biện pháp phòng tránh, cách ly). Ở sân bay, nhà ga, người Thái vẫn những nụ cười dễ mến, họ vẫn hy vọng dịch corona sẽ sớm qua, họ tin tưởng vào những điều tốt lành sẽ đến.
Khi biết hàng nghìn người Trung Quốc nhiễm virus corona, cả nghìn người Trung Quốc đang trong cơn nguy kịch, hàng chục, hàng trăm người Trung Quốc bị chết, người Thái rất cảm thông, chia sẻ, họ còn làm cả clip để thể hiện sự cảm thông, cổ vũ người Trung Quốc vượt qua dịch bệnh. Trái ngược lại nhiều người Việt chúng ta rất hả hê khi biết Trung Quốc đang bị dịch, bị tổn thất nặng nề về người và của, thậm chí có người còn nguyền rủa là đáng đời, xứng đáng đón nhận.
Tôi tin tưởng sâu sắc rằng sự hoảng loạn, lo sợ trước những biến cố cuộc đời, trước khó khăn, trước thiên tai, dịch bệnh sẽ hạn chế cả thành công lẫn hạnh phúc của mỗi cá nhân.
Tôi tin tưởng sâu sắc rằng thiếu đi sự tử tế, rồi hả hê khi người khác thất bại, khi người khác gặp khó khăn, gặp thiên tai, bệnh dịch chỉ làm cho cuộc sống kém đi hạnh phúc, chỉ mang thêm sự bực tức và đau khổ khi họ thành công (mà thông thường họ lại thành công nhiều hơn mình chứ).
Tôi tin tưởng sâu sắc rằng người không tử tế, người hả hê khi người khác thất bại, khi người khác gặp khó khăn, gặp thiên tai, bệnh dịch sẽ không thể có bạn tốt, đối tác làm ăn tốt, bởi một lẽ đơn giản là những người tử tế không ai thíchh quan hệ, thích chơi, thích làm ăn với những người thiếu tính nhân văn, thiếu sự tử tế như vậy. Đừng tưởng rằng hả hê trước Trung Quốc bị virus corona thì sẽ được người Mỹ, người Nhật, người châu Âu đánh giá cao, trái lại họ càng coi thường, càng xa lánh thì đúng hơn.
Nếu chúng ta muốn đất nước giàu có và hùng cường, muốn giàu có như người Thái, hơn người Thái thì chúng ta phải thay đổi, phải tử tế hơn, nhân văn hơn, phải có thái độ bình thản hơn, vui vẻ hơn, thoải mái hơn trước các khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, trước mắt là thái độ đón nhận và đối phó với dịch corona này.
Xin phép nhà báo Mai Thanh Hải được dùng các cụm từ “bình tĩnh (Jai yen), thoải mái (sabai), vui vẻ (sanuk)” của anh. Cảm ơn anh nhiều.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận