24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tốc độ tăng trưởng GDP âm, chứng khoán ảnh hưởng ra sao?

Như đã viết từ đầu tuần, tôi xin chia sẻ những dự báo về các chỉ số kinh tế vĩ mô Việt nam trong quý 3/2021. Bên canh đó, tôi cũng xin đưa ra các tính toán về lợi nhuận của một số doanh nghiệp niêm yết. Vì đây là chia sẻ mang tính cộng đồng, để cho dễ hiểu hơn, tôi sẽ lược bỏ hết tất cả các biểu đồ, công thức tính, chỉ đưa ra con số cuối cùng.

Mọi người coi đây là sự tham khảo, không cần quá “căn ke” nếu có những sai số so với tính toán của những người khác. Chủ yếu là chúng ta đánh giá về các phân tích và logic, cũng như đánh giá sự ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong tương lai 3 tháng cuối năm 2021.

CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ QUÝ 3/2021

1. Tốc độ tăng trưởng GDP: có nhiều bài viết ghi tắt, làm NĐT hiểu sai, GDP không bao giờ âm được. Hiện nay do có nhiều cách tính khác nhau, cho nên GDP của Việt nam được ước tính trong khoảng 350-400 tỷ USD. Do cách tính của chúng ta là luôn so sánh với cùng kỳ năm trước, cho nên đôi lúc những con số đánh lừa cảm xúc. Tuy vậy, quý 3/2021 rõ ràng là quý rất khó khăn của nền kinh tế Việt nam. Dịch bệnh với sự phức tạp của biến thể Delta đã buộc rất nhiều thành phố phải phong tỏa, giãn cách nghiêm ngặt. Điều này làm ảnh hưởng đến nhiều đơn vị SX-KD của toàn bộ thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam trong quý 3/2021 có thể lần đầu tiên chứng kiến con số âm. Theo tính toán của tôi rơi vào khoảng (-)2.5% đến (-)2.8%. Chúng ta cũng không cần quá lo ngại vì khi mở cửa trở lại, tốc độ tăng trưởng GDP trong cả năm 2021 theo tôi vẫn sẽ là con số dương, đạt từ 3.8% đến 4.2%.

2. Không chỉ GDP mà nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác cũng kém khả quan. Chỉ số PMI sẽ tiếp tục ở mức quanh 40-42, cách rất xa mức trung bình là 50. Chỉ số IIP (sản xuất công nghiệp) suy giảm, đặc biệt là khu vực phía Nam. Các hoạt động lưu trú, vận chuyển hành khách, ăn uống, du lịch, … bị ngưng trệ, dẫn đến khối dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các hoạt động bán lẻ cũng sẽ tăng trưởng âm.

3. Cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt trong quý 3 này. Tính đến hết tháng 8 đã nhập siêu 3.7 tỷ $, trong đó nhập khẩu đạt 216.2 tỷ, xuất khẩu đạt 212.5 tỷ. Đây là những con số rất cao, điều đáng mừng chứ không quá lo ngại. Thâm hụt vì lý do phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất (chiếm 95%), hàng xa xỉ phục tiêu tiêu dùng chỉ chiếm 5%. Còn xuất khẩu cũng có phần chưa thể hiện được hết vì 3 tháng giãn cách trong cả nước. Tuy nhập siêu, nhưng tỷ giá lại rất ổn định, không hề có dấu hiệu nóng.

4. Về chính sách tiền tệ thì lại là điểm sáng. Lãi suất được kiểm soát theo chiều hướng giảm, chứng tỏ sự dồi dào về thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tỷ giá giữ được sự ổn định, bất chấp có hiện tượng nhập siêu, chủ yếu đến từ sự khan hiếm nguyên vật liệu trên toàn cầu. CPI dù có những lo ngại nhất định do đứt gãy chuỗi cung ứng, làm tăng giá cục bộ trên một vài lĩnh vực, đặc biệt là thực phẩm, nhưng nhìn chung vẫn trong tầm kiểm soát.

5. Về chính sách tài khóa cũng là điểm nhấn quan trọng. Chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong đại dịch đã cứu giúp nhiều người lao động. Chính sách Thuế linh hoạt, thúc đẩy và duy trì sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, chính sách đầu tư công sẽ được đặc biệt chú trọng vào các tháng cuối năm 2021.

Đánh giá chung thì bức tranh nền kinh tế vĩ mô của Việt nam quý 3/2021 được bao phủ bởi gam màu xám. Nhưng có nhiều lý do để tin rằng đây chỉ là nhất thời, mọi thứ sẽ được thay đổi rất nhanh chóng bởi độ bao phủ vaccine, bởi chính sách duy trì nới lỏng tiền tệ, tổng cầu tăng, cũng như các biện pháp kích thích tăng trưởng qua đầu tư công.

KQKD CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT QUÝ 3

Sự ảnh hưởng của dịch bệnh rõ ràng làm chậm lại quá trình tăng trưởng của nhiều ngành nghề trong quý 3/2021. Thế nhưng hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều được dự báo sẽ có lãi trong quý 3 này. Tất nhiên lãi sẽ ở mức nào, có đáp ứng được kỳ vọng hay thể hiện sự khỏe khoắn trong hoàn cảnh khó khăn hay không lại phụ thuộc vào từng mã, từng ngành riêng biệt. Giống như bài “Chọn nhóm ngành đầu tư” mà tôi đã viết hồi đầu tháng, chúng ta cũng sẽ xếp hạng và phân loại theo nhóm ngành.

- Hạng A: có KQKD tăng trưởng dương so với quý 2/2021.

- Hạng B: duy trì lợi nhuận ổn định, không giảm quá 10% so với quý trước.

- Hạng C: có lợi nhuận theo kế hoạch đầu năm, giảm không quá 20% so với quý trước. Nhóm này cũng bao gồm những công ty có tiềm năng thay đổi, bật nhanh sau giãn cách.

- Hạng D: kinh doanh giảm mạnh, lợi nhuận suy giảm trên 20% so với quý 2.

Theo đánh giá của tôi những doanh nghiệp được xếp hạng A, dự báo có KQKD xuất sắc trong hoàn cảnh dịch bệnh hoành hành là những ngành ít bị ảnh hưởng nhất bởi dịch, có khả năng tìm kiếm và tận dụng cơ hội trong quý 3 vừa qua, có doanh thu đến từ xuất khẩu bù đắp mảng nội địa.

1. Hạng A:

- Nhóm ngành Thép với những công ty có lợi thế khi giá thép vẫn giữ ở mức cao. Dù nhu cầu nội địa thấp, nhưng xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, Tây Âu, lại tăng cao. Tôi tính toán LNST của HPG quý 3/2021 rơi vào khoảng 9.800-10.200 tỷ. Như vậy khả năng năm 2021 HPG sẽ đạt trên 35k tỷ LNST.

- Nhóm vận tải, logistic, cảng biển: với việc giá cước vận tải tăng đột biến, cộng với tình trạng thiếu trầm trọng container rỗng, các DN sở hữu đội tàu có tải trọng lớn, đóng mới hay mua thêm tàu, sẽ có kết quả rất tốt. Tôi dự phóng HAH sẽ có LNST quý 3 khoảng 110-120 tỷ, đưa EPS trượt 4 quý gần nhất lên khoảng 7k.

- Nhóm tiêu dùng hàng thiết yếu: nhóm này được hưởng lợi nhờ dịch. Các cửa hàng, siêu thị vẫn mở cửa bán thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác. Nhóm này nổi bật với MSN sẽ được hạch toán lợi nhuận tốt.

2. Hạng B:

- Nhóm chứng khoán: dù dịch bệnh không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán, nhưng quý 3 vẫn chứng kiến sự giảm sút nhất định về thanh khoản. Ngoài ra, một số CTCK có lợi nhuận đến từ mảng tự doanh cũng sẽ bị ảnh hưởng do hầu hết các mã Vn30 đều sideway hoặc giảm giá. Tuy nhiên đây vẫn là nhóm có KQKD tương đối tốt, có thể xứng đáng ở mức B+. Tôi dự báo VCI có thể đạt LNST quý này ở mức 420 tỷ.

- Nhóm ngân hàng: giãn cách xã hội cũng ảnh hưởng một phần đến dịch vụ ngân hàng do hạn chế tăng trưởng tín dụng. Nhất là do chính sách “đồng cam cộng khổ’ phải giảm lãi suất cho vay giúp đỡ doanh nghiệp và người dân, cho nên NIM bị giảm sút. Tuy nhiên, về cơ bản ngân hàng cũng tính toàn trước để vẫn đảm bảo lợi nhuận tốt. Còn các vấn đề như nợ xấu tăng cao, rủi ro trái phiếu, chưa thể xuất hiện trong năm 2021 được. Tôi cũng tính toán LNST của TCB quý này có thể đạt khoảng 4.600-4.800 tỷ, đưa EPS trượt lên khoảng 5k, ROE đạt khoảng 21%.

- Nhóm VLXD như đá, nhựa đường, xi măng

- Nhóm KCN

- Nhóm Dược, y tế

- Nhóm XK thủy sản, dệt may, da giày, túi sách, …

- Nhóm Bảo hiểm

3. Hạng C:

- Nhóm BĐS: đây là nhóm cần đặc biệt chú ý, có khả năng sẽ bật rất cao sau dịch.

- Nhóm Xây lắp hạ tầng:

- Nhóm Bán lẻ

- Nhóm thực phẩm

- Nhóm dầu khí

- Nhóm hạ tầng điện nước

4. Hạng D:

- Nhóm xây dựng

- Nhóm hàng không

Tóm lại, quý 3/2021 sẽ chứng kiến nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô giảm sút, thậm chí âm. Nhưng kinh tế không hẳn là chứng khoán, nhiều DNNY vẫn duy trì được tăng trưởng, vẫn đạt KQKD tốt. Xét toàn cục ở vùng 1350 này, P/E chung của thị trường khoảng bằng 16.5, một con số không hề cao. Chứng khoán luôn phản ánh trước, có nghĩa là những dấu hiệu tiêu cực của kinh tế do hậu quả từ dịch bệnh, đã được phản ánh vào giá, thể hiện sự giằng co, đi xuống của nhiều mã cổ phiếu điển hình. Cho nên khi tất cả đã ra, là lúc kết thúc chu kỳ điều chỉnh, tích lũy. Dự báo 3 tháng tới đây chứng khoán sẽ bứt phá đi lên, Vn-index có nhiều xác suất sẽ vượt qua 1420, để kết thúc năm ở vùng tiệm cận 1500. Nhưng kể cả có niềm tin vào điều này, chúng ta vẫn phải luôn bình tĩnh, cảnh giác trước những cú sụp bất ngờ, những phản ứng ngắn hạn của thị trường.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

NGUYỄN HỒNG ĐIỆP Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả