menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trung Thành

Tốc độ tăng nợ công giảm, ngân sách ngày càng bền vững hơn

Báo cáo tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020 gửi đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, Chính phủ cho biết, đến cuối năm 2019 nợ công ở mức 56,1% GDP và nợ Chính phủ ở mức 49,2% GDP. Với năm 2020, Chính phủ tính toán tỷ lệ nợ công dự k

Theo tính toán, nhiệm vụ huy động vốn vay của Chính phủ cho cân đối ngân sách trung ương năm 2020 là 459.000 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn huy động dự kiến bao gồm: phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước khoảng 300.000 tỷ đồng tập trung vào kỳ hạn từ 5 năm trở lên, đảm bảo kỳ hạn phát hành bình quân đạt từ 6-8 năm; giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài khoảng 107.400 tỷ đồng và các nguồn khác khoảng 95,4 tỷ đồng.

Nghĩa vụ trả nợ dự kiến của Chính phủ trong năm 2020 khoảng 379.000 tỷ đồng. Trong đó, trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 348.000 tỷ đồng, trả nợ vay về cho vay lại 30.100 tỷ đồng. Với kế hoạch vay, trả nợ như vậy, dự báo đến cuối năm 2020 nợ công khoảng 54,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP khoảng 45,5%.

Về đường đi nước bước trong trả nợ, Chính phủ cho biết, đến cuối năm 2019, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp so với thu ngân sách nhà nước ước khoảng 19,5-20,5%; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 45,8% GDP. Quy mô danh mục nợ Chính phủ đến cuối năm 2019 được kiểm soát tốt ở mức 49,2% GDP (so với mức 52,7% vào năm 2016; 50% vào năm 2018). Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước năm 2020 khoảng 23%, tiến gần ngưỡng 25% được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng cho biết những khó khăn có thể gặp phải trong trả nợ năm 2019, như các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (10,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2020), tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân sách nhà nước. Nghĩa vụ trả nợ trái phiếu chính phủ tập trung vào một số thời điểm trong năm và giữa các năm 2020-2021. Ngoài ra còn các khoản trái phiếu chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ với trị giá 1,7 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm 2020 và 2021, phải bố trí ngoại tệ để thanh toán.

Đối với các khoản nợ vay nước ngoài, rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2015 lên mức 11,4% năm 2019). Dự báo điều kiện thị trường vốn quốc tế sẽ thắt chặt hơn trong thời gian tới, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ khả năng cũng sẽ tăng lên tương ứng.

Dù vậy, vẫn có thể yên tâm về diễn biến này vì nhìn chung mặt bằng lãi suất bình quân nợ nước ngoài của Chính phủ duy trì ở mức thấp (2%/năm tính đến 31/12/2019) do trên 96% khoản vay nước ngoài có điều kiện vay ODA, vay ưu đãi. Yếu tố này góp phần quan trọng giúp duy trì chỉ tiêu trả nợ trên thu ngân sách nhà nước trong ngưỡng an toàn. Lãi suất bình quân nợ nước ngoài đến cuối năm 2019 ở mức 19,5-20,5% so với ngưỡng được Quốc hội cho phép là 25% và được Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá tích cực khi phân tích tính bền vững danh mục nợ của Việt Nam.

Giải bài toán trả nợ cho năm 2020, Chính phủ cho biết cũng lường trước việc các nhà tài trợ đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ. Do đó, trong 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư.

Cùng với đó, mặc dù tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên (từ 55% vào cuối năm 2015 lên 62,3% dư nợ Chính phủ tính đến hết năm 2019), nhưng danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn còn lớn, tập trung vào 3 loại tiền chủ đạo gồm USD, JPY và EUR (chiếm tỷ lệ tương ứng 38,7%; 34,2% và 16,7% dư nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến 31/12/2019), trong khi đây là những đồng tiền có biến động lớn trong thời gian vừa qua.

Những khoản trái phiếu chính phủ ngoại tệ phát hành trong nước trong giai đoạn trước cũng làm gia tăng rủi ro tỷ giá đối với tiền USD của danh mục nợ Chính phủ. Ngoài ra, việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá trị đồng Việt Nam cũng sẽ làm tăng giá trị danh nghĩa các khoản nợ bằng ngoại tệ khi quy sang nội tệ.

Vì vậy, Chính phủ nhấn mạnh, việc vay nợ nước ngoài phải được kiểm soát chặt chẽ, phát huy hiệu quả đồng vốn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại