Tính pháp lý của tiền điện tử
Rất nhiều người đã đặt câu hỏi “tại sao công ty lại phát hành tiền điện tử, chỉ có nhà nước mới có quyền phát hành tiền thôi chứ?”. Câu trả lời là mô hình mỗi quốc gia chỉ có một đồng tiền duy nhất do ngân hàng trung ương phát hành là mô hình tiền tệ tập trung, còn tiền điện tử là mô hình tiền tệ phi tập trung, không có quốc gia, không có biên giới.
LƯỢC SỬ TIỀN TỆ
Chúng ta hãy lược qua lịch sử của tiền tệ. Thời cổ đại con người sống tự sản, tự tiêu, không có mua bán hàng hoá, không có tiền tệ, phải đến thời thượng cổ loài người mới nghĩ ra phương thức trao đổi hàng hoá, trong đó hàng hóa được trao đổi giữa hai hoặc nhiều người. Mãi đến những năm 110 trước Công nguyên khi nhận thấy phương thức hàng đổi hàng không hoạt động tốt, người ta mới nghĩ ra một loại tiền được đúc bằng kim loại (đồng và vàng), đây là loại tiền đầu tiên của xã hội loài người dùng làm vật trung gian mua bán hàng hoá.
Đến những năm 1600 đến 1900, tiền giấy trở nên phổ biến rộng rãi và cuối cùng được sử dụng trên khắp thế giới. Đây là cách mà tiền tệ hiện đại như chúng ta biết đã ra đời. Suốt hơn 300 năm loài người chỉ sử dụng tiền giấy, tiền xu làm phương tiện thanh toán, Ý tưởng thẻ thanh toán được hình thành từ năm 1934 nhưng phải mất hơn 40 chục năm, nhờ những tiến bộ của máy tính mà đến năm 1976 thẻ tín dụng mới được cấp phép cho các ngân hàng trên khắp nước Mỹ và tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA chính thức ra đời. Cũng nhờ vào tiến bộ của Internet mà ví điện tử ra đời, tạo thành hệ thống tiền tệ hiện đại: tiền giấy, tiền xu, thẻ tín dụng và ví điện tử.
Cũng giống như thẻ tín dụng và ví điện tử (ra đời nhờ vào thành tựu của máy tính và internet), tiền điện tử ra đời năm 2009 là nhờ vào công nghệ blockchain. Chính công nghệ blockchain với những tính năng ưu việt về bảo mật, bí mật, minh bạch, dễ dàng truy vết nên từ hoài nghi ban đầu, tiền điện tử đã dần dần tạo được niềm tin của hàng trăm triệu người dân và 121 chính phủ trên toàn cầu như ngày nay.
CỐT LÕI CỦA TIỀN TỆ LÀ NIỀM TIN
Nhìn vào lịch sử của tiền tệ thì thấy rõ ràng tiền tệ tồn tại được là nhờ vào niềm tin, họ tin rằng tiền có thể dùng để thanh toán khi mua bán hàng hoá, là tài sản lưu giữ mà không bị mất giá theo thời gian. Khi mà đồng tiền quốc gia bị mất giá, lạm phát lên trên 2 con số, thì tất yếu niềm tin của dân chúng sẽ bị suy giảm, người dân sẽ chuyển sang tích trữ vàng, ngoại tệ, hàng hoá.
Phát hành tiền điện tử rất dễ dàng và nhanh chóng, công ty nào cũng có thể phát hành tiền điện tử được, nhưng cái khó nhất là niềm tin, không có niềm tin thì người ta không sử dụng, khi ấy tiền trở thành vô dụng. Tính đến thời điểm hiện tại có tới 14.443 đồng tiền điện tử đã được phát hành và lên sàn giao dịch, thế nhưng chỉ riêng đồng bitcoin đã chiếm đến 43,3% tổng giá trị tiền điện tử, 5 đồng tiền lớn nhất chiếm 71,5% tổng giá trị, 100 đồng tiền lớn nhất chiếm 96,25% tổng giá trị và 200 đồng tiền lớn nhất chiếm đến 99% tổng giá trị. Điều đó có nghĩa rằng 98,15% đồng tiền điện tử đã phát hành chẳng có giá trị gì và có thể coi như các đồng tiền ấy không tồn tại.
Vậy tại sao BITCOIN, ETH, BNB, USDT, ADA, SOL… lại tạo được niềm tin? Thứ nhất, người ta tin rằng nó không bị can thiệp và thao túng của chính phủ (đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có tiền tệ biến động và nền kinh tế không ổn định). Thứ hai, nhờ sử dụng công nghệ blockchain, nên mọi giao dịch không bị giả mạo. Thứ ba, do bản chất kỹ thuật số của chúng, tiền điện tử có thể dễ dàng được sử dụng và chuyển qua biên giới quốc tế. Thứ tư là giá trị đồng tiền không bị mất giá theo thời gian (tất nhiêm là theo thời gian dài). Có lẽ ít người biết rằng Bitcoin chỉ có đúng 21 triệu đồng, suốt 12 năm từ năm 2009 đến nay, không thêm không bớt dù chỉ một đồng.
Chính vì vậy chúng ta không cần lo lắng quá về việc công ty cũng phát hành tiền điện tử, không cần lo lắng quá về tiền điện tử sẽ thay thế tiền giấy.
PHÁP LÝ TIỀN ĐIỆN TỬ THEO QUỐC GIA
Hiện tại có tới 112 quốc gia coi tiền điện tử là hợp pháp, đó là: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Anh, các nước liên minh Châu Âu (Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Phần Lan, Thuỵ Điển, Na Uy, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Ba Lan, Hungary, Czech…), UAE, các nước Đông Nam Á (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines)…. Ở những quốc gia này tiền điện tử được coi là tài sản, được phép mua bán, thanh toán và chính phủ thu thuế thu nhập cá nhân khi mua bán có lợi nhuận, đồng thời họ cũng nỗ lực chống rửa tiền và gian lận.
Có 27 quốc gia nơi tiền điện tử không tuyên bố hợp pháp và cũng không coi là bất hợp pháp, đó là Argentina, Mexico, Moldoava, India, Algeria, Angola, Costa Rica, Malaysia, Campuchia, Brunei, Kenya, Jamaica…. Ở các quốc gia này, người dân được quyền sở hữu tiền điện tử, nhưng không có quy tắc rõ ràng hoặc sự bảo vệ pháp lý nào, Các quốc gia này hoặc đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho tiền điện tử, hoặc ở trạng thái chờ và xem xét sau.
Có 9 quốc gia hạn chế pháp lý với tiền điện tử, đó là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Iran, Bahrain và Kazackhstan. Ở những quốc gia này các ngân hàng và các tổ chức tài chính bị cấm giao dịch tiền điện tử, riêng Trung Quốc còn cấp các sàn giao dịch tiền điện tử.
Có 9 quốc gia cấm tiền điện tử, đó là Algeria, Bolivia, Bangladesh, Dominica, Ghana, Nepal, Macedonia, Qatar, Vanatu.
Trước tình hình Singapore đang có chiến lược xây dựng Singapore thành trung tâm tiền điện tử của Đông Nam Á và Thái Lan đang ra các chính sách khuyến khích đầu tư blockchain và tiền điện tử thì có vẻ Việt Nam chúng ta đang đi quá chậm trong việc xây dựng chính sách và hành lang pháp lý cho tiền điện tử.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận