24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Cao Bảo Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tính lại GDP là sáng tạo của Việt Nam và để làm đẹp số liệu?

Việt Nam tính lại GDP là để “làm đẹp” số liệu, để Việt Nam có tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, để tỷ lệ nợ công trên GDP thấp đi, để chính phủ tiếp tục vay nợ cho chi tiêu công và tính lại GDP chỉ là sáng tạo của Việt Nam mà thôi. Đấy là nhận định của một số người khi nói đến việc Việt Nam tính lại GDP.

Các bạn hãy xem qui trình 5 bước tính GDP của Mỹ do Cục phân tích kinh tế BEA (Bureau of Economic Analysis), Bộ Thương Mại Hoa Kỳ công bố công khai trên trang Web của BEA:

1) Tính GDP quý lần 1 (sau khi kết thúc quý)

2) Tính GDP quý lần 2 (tính lại GDP quý, sau lần 1 một tháng)

3) Tính GDP quý lần 3 (tính lại GDP quý lần 2, sau lần 2 một tháng)

4) Tính GDP năm (sau khi kết thúc năm)

5) Tính lại GDP 5 năm 1 lần (thường theo chu kỳ tổng điều tra 5 năm 1 lần)

Qui trình này được nước Mỹ áp dụng từ năm 1929 cho việc tính lại GDP 5 năm 1 lần và từ năm 1947 cho việc tính lại GDP hàng quý.

Còn đây là quy trình tính GDP của Việt Nam trước năm 2020:

1) Tính GDP quý (sau khi kết thúc quý)

2) Tính GDP năm (sau khi kết thúc năm)

Như vậy là Mỹ (và các nước phương tây) không những tính lại GDP 5 năm 1 lần mà còn tính lại cả GDP quý những 2 lần và họ đã làm như vậy từ rất lâu rồi, trở thành quy trình chuẩn, còn Việt Nam chúng ta, 30 năm mới tính lại GDP có một lần (công bố năm 2020, tính GDP đến năm 2017).

Chính vì tính lại GDP là quy trình chuẩn quốc tế, quen thuộc từ 100 năm, nên các nước Âu Mỹ cứ tính lại GDP, tự điều chỉnh số liệu GDP trên sổ sách mà chẳng cần truyền thông, còn Việt Nam chúng ta tính sót, tính thiếu những 30 năm nên cần phải truyền thông, ồn ào, tranh cãi là do đấy mà ra.

Việc tính lại GDP của Việt Nam chính là theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (UNSD) và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, cũng như theo cách mà Mỹ, các nước Châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới đang làm, tất nhiên là vì sự cần thiết và lợi ích của chính Việt Nam. Theo thông báo của Tổng cục Thống kê thì bắt đầu từ năm 2020, VIệt Nam sẽ tính lại GDP 5 năm 1 lần theo chuẩn quốc tế (chứ không phải 30 năm một lần như trước đây).

Với một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với thói quen dùng nhiều tiền mặt nên việc thống kê sót, thống kê thiếu của Việt Nam là khá cao. Chúng ta không ghi nhận được những giao dịch mua bán 2 giá (giá thực tế và giá khai báo với cơ quan thuế), chúng ta không ghi nhận đầy đủ các giao dịch mua bán online (thương mại điện tử - thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, vận tải trực tuyến, airbnb, home stay và các lĩnh vực kinh tế số khác), chúng ta không ghi nhận đầy đủ các giao dịch online xuyên biên giới, chúng ta không ghi nhận được các giao dịch mua bán không hoá đơn chứng từ, chưa kể tỷ trọng kinh tế tự sản, tự tiêu nữa.

Có bạn đã nói với tôi rằng: “tính lại GDP để làm gì, dù có cao thêm 25%, 30% đi chăng nữa thì thu nhập của tôi, cuộc sống của tôi, của người dân Việt Nam vẫn thế, có tăng thêm xu nào đâu”, “tính lại GDP cao hơn thì Việt Nam sẽ mất nhiều ưu đãi của các tổ chức quốc tế, nghĩa vụ quốc tế phải nộp nhiều hơn”. Không hẳn vậy, tính lại GDP cho gần thực tế hơn sẽ giúp chính phủ xây dựng các chính sách, lập chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế, chi đầu tư công phù hợp hơn, giúp các tổ chức quốc tế so sánh các quốc gia đúng hơn, giúp các nhà đầu tư quốc tế thuận lợi hơn trong các quyết định đầu tư, thương mại.

Ví dụ điển hình nhất là do chúng ta tính thiếu GDP, nên số liệu về GDP quốc gia, GDP đầu người thấp hơn thực tế khá nhiều, dẫn đến chúng ta qui hoạch điện sai, chúng ta phát triển điện không theo kịp sự tăng trưởng của nền kinh tế, không đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của người dân. Trong các nguyên nhân thiếu điện những ngày vừa qua chắc chắn có nguyên nhân tính sót, tính thiếu GDP.

Ví dụ thứ 2 là, trước năm 2020, nhiều chuyên gia kinh tế nói rằng tỷ trọng thu thuế/GDP của Việt Nam cao quá, cao nhất Đông Nam Á. Không những thế, cả các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế cũng nói tỷ trọng thu thuế/GDP của Việt Nam cao nhất ASEAN. Họ nói vậy là do họ tính theo số liệu GDP cũ, nhưng nay khi GDP được tính lại cao hơn nhiều thì tỷ trọng thu thuế/GDP đã khác, kết luận cao hay thấp, ở mức nào trong ASEAN hay trên thế giới cũng phải khác.

Và còn rất nhiều ví dụ thứ 3, thứ 4, thứ 5 nữa (các bạn có thể tự nghĩ thêm).

Vậy là tính sai, tính sót, thính thiếu GDP có nhiều tác hại đấy, chứ nó không phải chỉ là làm đẹp hay làm xấu số liệu đâu. Chính vì vậy mà chắc chắn rằng GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục được tính lại 5 năm một lần và lần tính lại sắp tới số liệu về GDP, GDP đầu người của Việt Nam sẽ cao hơn khá nhiều so với con số hiện tại, mặc dù có khá nhiều người Việt Nam do những động cơ và mục đích cá nhân không thích, không vui về điều đó.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Đỗ Cao Bảo Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả