Tin vui, gần 90% gạo nhập vào Philippines đến từ Việt Nam
Việt Nam hiện là nhà cung cấp gạo lớn nhất của Philippines với gần 90% lượng gạo nhập khẩu vào nước này.
Việt Nam tiếp tục là nhà cung cấp gạo hàng đầu tại Philippines
Thông tin trên Chính Phủ, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi dẫn số liệu của Cục Thống kê Philippines cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2023, Philippines nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm tới 89,6% trong tổng số 1,62 triệu tấn gạo được nhập khẩu vào quốc gia này.
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 772,4 triệu USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bất chấp những dự báo trước đó về khả năng Philippines giảm nhập khẩu gạo trong năm 2023 (do chi phí nhập khẩu tăng cao và định hướng phát triển sản xuất nội địa nhằm tự chủ lương thực của Chính phủ nước này), nhập khẩu gạo của Philippines vẫn tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cũng như tích trữ để đối phó với những bất ổn thời tiết khi hiện tượng El Nino trở lại kéo theo tình trạng hạn hán, khô nóng có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới sản lượng lương thực nội địa.
Bên cạnh đó, theo Cục Thống kê Philippines, lượng gạo nhập khẩu của nước này trong 5 tháng đầu năm 2023 đã tăng gần 7,7% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh nhu cầu về lượng nhập khẩu gia tăng, El Nino cũng góp phần đẩy giá gạo thế giới tăng cao khi nhiều nước bắt đầu dự trữ lương thực. Đây là một số yếu tố chính dẫn tới tăng trưởng tích cực cả về lượng và kim ngạch của gạo Việt Nam xuất khẩu sang Philippines .
Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Philippines, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo cũng đã phối hợp thường xuyên và có hiệu quả trong thời gian qua với nhiều hoạt động tháo gỡ khó khăn, giao thương, xúc tiến thương mại được tổ chức thành công.
Bộ Công Thương đưa ra nhận định, những tháng cuối năm 2023 và sang năm 2024, dự kiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo của Philippines sẽ tiếp tục gia tăng. Để tận dụng cơ hội tăng cường xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp cần tiếp tục bám sát diễn biến thị trường và chính sách của Philippines liên quan tới thương mại gạo, đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, hiệp hội liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động giao thương và tham gia các hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang Philippines.
Ngoài những yếu tố thị trường, hoạt động của Chính phủ và Bộ Công Thương nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại gạo với Philippines trong nhiều năm liên tục tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gạo Việt Nam duy trì vị thế hàng đầu tại thị trường truyền thống này.
Thông qua trao đổi cấp cao và cấp Bộ, Việt Nam nhiều lần khẳng định thiện chí cung cấp nguồn gạo ổn định cho Philippines để góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia này, đặc biệt trong các giai đoạn dịch bệnh, thiên tai.
Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Philippines, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo cũng đã phối hợp thường xuyên và có hiệu quả trong thời gian qua với nhiều công tác tháo gỡ khó khăn được triển khai thành công và nhiều hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại được tổ chức.
Trong phần còn lại của năm 2023 và sang năm 2024, dự kiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo của Philippines sẽ tiếp tục gia tăng. Để tận dụng cơ hội tăng cường xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp cần tiếp tục bám sát diễn biến thị trường và chính sách của Philippines liên quan tới thương mại gạo, đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan Chính phủ, Bộ, ngành, hiệp hội liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động giao thương và tham gia các hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang Philippines.
Dự kiến "điểm sáng" xuất khẩu gạo năm 2023 vượt 7 triệu tấn
Theo báo Đầu Tư, những năm gần đây nhu cầu nhập khẩu gạo tại các thị trường truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia châu Phi tăng đang tạo cơ hội để ngành gạo tăng tốc xuất khẩu.
Cả Indonesia và châu Phi đều công bố lượng nhập khẩu tăng đáng kể so với năm trước, đảm bảo dự trữ lương thực quốc gia. Đơn cử, Indonesia đã quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì khoảng 1,2 triệu tấn nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn. Chủng loại gạo nhập khẩu chính của các nước châu Phi bao gồm gạo thơm, gạo trắng và gạo tấm. Nguồn cung cấp gạo chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam.
Vụ thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công thương) đánh giá, việc tăng nhập gạo dự trữ của Indonesia đang mở thêm cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo khu vực, trong đó có Việt Nam, vốn nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất.
Đặc biệt, ngành gạo đã xác nhận kỷ lục xuất khẩu 7,1 triệu tấn vào cuối năm ngoái, mang về 3,46 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 486,2 USD/tấn,.
Tuy chịu nhiều tác động từ những diễn biến của thị trường thương mại gạo thế giới nhưng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường truyền thống với tỷ trọng cao vẫn đạt được tăng trưởng so với năm 2021.
Cụ thể, Philippines tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 45,2% tổng lượng và 43,2% tổng trị giá xuất khẩu gạo của cả nước, đạt gần 3,18 triệu tấn với trị giá hơn 1,49 tỷ USD, tăng lần lượt 28,8% và 19% so với năm 2021.
Trung Quốc đứng thứ 2, đạt 834,2 nghìn tấn với trị giá 432,3 triệu USD, giảm 21,3% về lượng và giảm 17,3% về trị giá.
Bờ Biển Ngà đứng thứ 3, đạt 657.000 tấn, trị giá 295 triệu USD), tăng gần 9,4% về lượng và tăng gần 35% về trị giá.
Trong báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này nâng dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 tiếp tục vượt 7 triệu tấn, chủ yếu là do nhu cầu từ một số quốc gia châu Á (Trung Quốc, Indonesia..) gia tăng.
Cứ đà tăng như những tháng qua, và những dự báo trên, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo trong năm 2023 sau Ấn Độ (22,5 triệu tấn) và Thái Lan (8,5 triệu tấn), chiếm 12,7% thương mại gạo toàn cầu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lũy kế 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 3,62 triệu tấn gạo, qua đó thu về hơn 1,9 tỷ USD, tăng 31% về lượng và tăng hơn 40% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2022.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay ước đạt trung bình 524 USD/tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng đang là vùng giá xuất khẩu cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của gạo Việt Nam; thậm chí, đã có lúc giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam, vượt giá gạo cùng loại của Thái Lan và Ấn Độ, trở thành một trong những loại gạo có giá cao nhất thế giới.
Đặc biệt vào năm ngoái, diện tích gieo trồng cả nước theo công bố của Bộ NN&PTNT đạt 7,2 triệu ha, năng suất trung bình 60,3 tạ/ha, sản lượng 43,5 triệu tấn thóc, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Riêng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ước sản xuất lúa cả năm đạt 3,88 triệu ha, năng suất bình quân 62,6 tạ/ha; sản lượng đạt 24,2 triệu tấn lúa (sản lượng gạo xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận