menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Hà

Tìm hiểu lý thuyết Dow và các nguyên lý được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Lý thuyết Dow (Dow Theory) là một trong những lý thuyết mà các nhà đầu tư mới nên nắm rõ. Cùng 24hMoney tìm hiểu chi tiết về lý thuyết Dow qua nội dung trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật, là tiền đề để phát triển các phân loại phân tích kỹ thuật như trendline, sóng Elliott, MACD, RSI...

Về lịch sử hình thành, lý thuyết Dow đã có niên đại tới cả 100 năm. Charles H.Dow (1851 - 1902) chính là cha đẻ của lý thuyết này. Sau khi ông mất, học thuyết này được William Hamilton (1920s), Robert Rhea (1930s) nghiên cứu và phát triển thêm. Nhưng phải tới khi E.George Schaefer và Richard Russell (1960s) hoàn thiện thì mới trở thành lý thuyết Dow mà chúng ta ứng dụng ngày nay.

Tìm hiểu lý thuyết Dow và các nguyên lý được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán
Lý thuyết Dow luôn được gắn liền với chỉ số trung bình chứng khoán với tên đầy đủ là Chỉ số Dow Jones (tương tự như chỉ số VN30).

Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Thị trường phản ánh tất cả

Theo lý thuyết Dow, thông tin từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và được phản ánh thông qua giá cổ phiếu cùng các chỉ số liên quan. Thông tin đó bao gồm: lãi suất, thu nhập, lạm phát,… cho đến cảm xúc của nhà đầu tư. Tất cả các yếu tố này sẽ được tính và định giá vào thị trường.

Lý thuyết Dow phản ánh toàn cảnh thị trường cũng như các biến động chứ không chỉ thu hẹp trong thị trường chứng khoán. Các trader chỉ cần nhìn vào sự biến động giá cũng đã có thể xác định được xu thế của thị trường hiện tại và tương lai.

Tìm hiểu lý thuyết Dow và các nguyên lý được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

3 xu thế của thị trường

Trong lý thuyết Dow, thị trường thể hiện qua 3 xu hướng chính:

  • Xu hướng chính (cấp 1): Thường kéo dài từ 1 năm trở lên và chia ra làm 2 nhóm: xu hướng tăng hoặc giảm, luôn kìm hãm sự phát triển của nhau. Nhà đầu tư kiếm được nhiều tiền nhất khi đầu tư vào xu hướng chính.
  • Xu hướng thứ cấp (cấp 2): Thường kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng, có xu hướng ngược chiều với xu hướng chính. Khi xu hướng chính là xu hướng tăng thì xu hướng thứ cấp sẽ là giảm giá và ngược lại.
  • Xu hướng nhỏ (cấp 3): Thường kéo dài dưới 3 tuần, mang tính nhiễu và gắn với bẫy nhiều hơn. Chính bởi thời gian hoạt động diễn ra tương đối ngắn nên phần lớn nhà giao dịch sẽ không quan tâm tới xu hướng này. Thế nhưng đừng chủ quan bởi nhiều đợt sóng nhỏ vẫn đủ khả năng tác động đến cả xu hướng chính và thứ cấp. Nhà đầu tư dạng lướt sóng sẽ tận dụng xu hướng nhỏ để đầu tư nhanh, chốt lời nhanh.
Tìm hiểu lý thuyết Dow và các nguyên lý được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

3 giai đoạn trong xu thế chính

Xu thế tăng

  • Giai đoạn tích lũy: Giai đoạn này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nằm cuối xu thế giảm (mọi thứ trong thời kỳ tồi tệ nhất) và khởi đầu cho một xu thế tăng. Có ít các nhà giao dịch tham gia.
  • Giai đoạn bùng nổ: So với giai đoạn tích lũy, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường đã nhiều hơn. Lúc này họ dần nhận ra thị trường đã tốt lên và cho rằng đó là thời điểm lý tưởng để mua vào và chờ giá lên. Giai đoạn này không chỉ kéo dài mà còn có nhiều biến động. Tính thanh khoản của thị trường cũng gần cao nhất. Nhà đầu tư cần phân tích rõ ràng để đưa phán đoán chính xác nhất và kiếm lời từ các giao dịch mua bán.
  • Giai đoạn quá độ: Khi thị trường tăng quá mạnh trong 1 khoảng thời gian liên tiếp sẽ không thể tiếp tục tăng nữa. Phe mua trở nên yếu thế và phe bán bùng lên áp đảo. Nhà đầu tư đã mua trước đó sẽ có xu hướng bán ra mạnh.
Tìm hiểu lý thuyết Dow và các nguyên lý được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Xu thế giảm

  • Giai đoạn phân phối: Nó liền với giai đoạn quá độ của xu thế tăng. Số lượng nhà đầu tư tham gia đông với kỳ vọng thị trường tiếp tục tăng giá. Tuy nhiên, họ không biết rằng mình đang “đu đỉnh” và sắp vỡ mộng.
  • Giai đoạn giảm mạnh: Giá bắt đầu lao dốc mạnh, cùng với đó những thông tin xấu khiến nhà đầu tư bên ngoài không dám nhảy vào thị trường. Người mua vào trước đó chịu sức ép tinh thần, lo lắng và tìm cách tháo bán để giảm rủi ro. Điều này khiến giá càng ngày càng giảm mạnh.
  • Giai đoạn tuyệt vọng: Thị trường chìm trong sắc đỏ, nhà đầu tư mua vào trước đó hoàn toàn tuyệt vọng và tìm cách tháo bán. Tuy nhiên, khi mọi thứ có vẻ tồi tệ nhất thì lại là giai đoạn tích lũy của xu hướng tăng chuẩn bị bắt đầu. Vòng tuần hoàn lại lặp lại. Với một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì chỉ cần thị trường không sụp đổ thì họ vẫn luôn có cơ hội vực dậy lại từ đầu.

Các chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau

Theo lý thuyết Dow, sự đảo chiều của thị trường từ thị trường tăng sang giảm phải được xác định từ 2 chỉ số. Hiểu đơn giản là các dấu hiệu xảy ra trên đồ thị của chỉ số này sẽ phải tương ứng với các dấu hiệu xảy ra trên đồ thị của chỉ số khác. Thông thường, 2 chỉ số được sử dụng là chỉ số trung bình công nghiệp và chỉ số đường sắt.

Tìm hiểu lý thuyết Dow và các nguyên lý được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Sử dụng khối lượng giao dịch để xác định xu hướng

Các tín hiệu mua – bán đều dựa vào biến động giá nên khối lượng giao dịch cũng được coi là yếu tố có thể dựa vào để xác định thị trường. Tức là, trong một xu hướng tăng, khối lượng sẽ tăng theo giá trị. Còn trong một xu hướng giảm giá, khối lượng giao dịch sẽ giảm theo đà giảm giá. Nếu khối lượng giao dịch đi ngược lại với xu hướng thì đó được xem như dấu hiệu cho biết xu hướng hiện tại đã yếu dần và sắp diễn ra một đợt đảo chiều.

Xu hướng thị trường chính sẽ duy trì và chỉ biến động khi thị trường đảo chiều

Một xu hướng vẫn còn hiệu lực cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu cho thấy nó đã đảo chiều. Các nhà giao dịch phải thật sự kiên nhẫn chờ đợi bức tranh giá hoàn thiện hãy đưa ra quyết định. Nếu không có sự quan sát mà thực hiện luôn sẽ dễ nhầm lẫn và ẩn chứa nhiều rủi ro.

Mặt hạn chế của lý thuyết Dow

Độ trễ lớn

Lý thuyết Dow chú trọng tới việc xác định xu hướng chính. Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ báo hiệu tín hiệu bán đỉnh hình thành và mua sau khi đáy hình thành một khoảng thời gian và một đoạn giá lớn. Nếu tập trung vào việc giao dịch các xu hướng ngắn hạn sẽ tốn nhiều chi phí giao dịch.

Không phải lúc nào cũng đúng

Tùy vào tình hình thị trường thực tế, khả năng phân tích của nhà đầu tư mà lý thuyết Dow có thể chính xác hoặc không. Dẫu sao nếu tuân thủ đúng theo lý thuyết Dow thì lợi nhuận sẽ rất cao.

Khó xác định xu thế

Lý thuyết Dow có đề cập tới 3 xu thế chính nhưng tính chất động giá lại khiến nhà phân tích khó xác định xu thế. Ngoài ra, ranh giới phân biệt giữa chúng lại không được thể hiện rõ ràng. Đối với những nhà giao dịch mới sử dụng lý thuyết này thì rất dễ bị nhầm lẫn.

Tìm hiểu lý thuyết Dow và các nguyên lý được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Trên đây là các thông tin cơ bản về lý thuyết Dow để bạn có thể tham khảo. Hãy nắm vững kiến thức này nếu như bạn muốn có được nhiều lợi nhuận hơn nữa nhé!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
5 Yêu thích
6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại