Tiêu thụ than toàn cầu phá kỷ lục trong năm 2022
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu kéo theo giá khí đốt tự nhiên tăng cao đã đẩy việc sử dụng than đá trong năm 2022 lên mức cao nhất trong 10 năm qua.
Việc sử dụng than toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,2% vào năm 2022, lần đầu tiên vượt qua 8 tỷ tấn trong một năm và làm lu mờ kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2013, theo ấn phẩm Coal 2022, báo cáo thị trường hàng năm mới nhất của IEA về lĩnh vực này.
Than được sử dụng trong sản xuất điện, lĩnh vực tiêu thụ lớn nhất, được dự báo sẽ tăng tăng 2% trong năm nay. Đồng thời, IEA dự kiến mức tiêu thụ than công nghiệp sẽ giảm hơn 1% vào năm 2022 do sản lượng sắt thép sụt giảm do suy thoái kinh tế.
Báo cáo cũng cho thấy giá than đã tăng lên mức chưa từng thấy vào tháng 3 và sau đó là vào tháng 6, do cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu và nguồn cung khí đốt từ Nga sang EU bị thu hẹp, cũng như điều kiện thời tiết bất lợi ở Úc, một nhà cung cấp quốc tế quan trọng.
Ba nhà sản xuất than lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, dự kiến đều sẽ đạt kỷ lục sản xuất vào năm 2022. Tuy nhiên, báo cáo của IEA lưu ý rằng mặc dù giá cao và lợi nhuận dễ chịu cho các nhà sản xuất than, nhưng không có dấu hiệu tăng đầu tư vào các dự án than định hướng xuất khẩu. Điều này phản ánh sự thận trọng của các nhà đầu tư và các công ty khai khoáng về triển vọng trung và dài hạn đối với than.
Dựa trên xu hướng thị trường hiện tại, báo cáo dự báo rằng mức tiêu thụ than sẽ không thay đổi cho đến năm 2025 do sự suy giảm ở các thị trường trưởng thành được bù đắp bởi nhu cầu tiếp tục mạnh mẽ ở các nền kinh tế châu Á mới nổi. Điều này có nghĩa là than đá sẽ tiếp tục là nguồn phát thải carbon dioxide lớn nhất của hệ thống năng lượng toàn cầu.
Keisuke Sadamori, Giám đốc An ninh và Thị trường Năng lượng của IEA cho biết: “Thế giới đang ở gần mức cao nhất trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong đó than đá sẽ là nguồn giảm đầu tiên, nhưng chúng ta vẫn chưa đạt đến mức đó. Nhu cầu than vẫn còn cao và có khả năng sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm nay, đẩy lượng khí thải toàn cầu tăng lên".
Tuy nhiên, Giám đốc IEA cũng cho biết đang có nhiều dấu hiệu đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo, hứa hẹn sẽ làm giảm nhu cầu than trong những năm tới.
Châu Âu, nơi đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc Nga cắt giảm mạnh các dòng khí đốt tự nhiên, tất nhiên sẽ tăng mức tiêu thụ than trong năm thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, đến năm 2025, nhu cầu than của châu Âu dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức của năm 2020.
Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở châu Á, dù tăng cường phát triển năng lượng tái tạo, dự kiến sẽ vẫn sử dụng than để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sự phát triển ở Trung Quốc, nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới, sẽ có tác động lớn nhất đến nhu cầu than toàn cầu trong những năm tới, nhưng Ấn Độ cũng sẽ có tác động đáng kể.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận