Tiêu dùng và chứng khoán
Rạng sáng nay, chỉ số công nghiệp DJ đóng cửa tăng hơn 500 điểm, lấy lại mốc 26k điểm. Việc này có được nhờ vào NIỀM TIN của giới đầu tư vào các biện pháp kinh tế của FED và chính phủ. Niềm tin này không phải vô căn cứ khi Doanh số bán lẻ trong tháng 5 tăng vọt lên 17.7%, trong khi các dự báo trước đó chỉ là 8%.
Chỉ số "Doanh số bán lẻ" là một chỉ số vô cùng quan trọng, nó được xem là chỉ báo của chi tiêu tiêu dùng. Qua đó, thể hiện thái độ và niềm tin của người dân đối với triển vọng của nền kinh tế.
Nền kinh tế Mỹ từ lâu nay được xây dựng dựa trên nền tảng "vay nợ". Người Mỹ họ không sợ "nợ", sẵn sàng đi vay không chỉ để kinh doanh, mà là để chi tiêu. Ở Mỹ và một số nước phương Tây, dù đang là triệu phú, nhưng khi mua nhà, mua xe, họ vẫn vay nợ. Đó là văn hóa tiêu dùng của họ. Chính với văn hóa này đã kích thích chi tiêu, dẫn đến thúc đẩy sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Cùng lúc đó, với những món "nợ vay" lơ lửng trên đầu, người dân lại càng nỗ lực làm việc. Điều này trái hẳn với người Việt, khi đại bộ phận rất sợ vay nợ. Tại sao người ta hay chê dân Việt lười, một phần vì không có động lực làm việc.
Bất chấp tình hình dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, nhưng vẫn có kết quả doanh số bán lẻ tốt như vậy là nhờ điều gì? Chủ yếu đó là nhờ chính sách "BƠM TIỀN". Nếu trước đây để chi tiêu, dân Mỹ đi vay nợ. Bây giờ thậm chí tiền "được phát không" để mua sắm. Các bộ óc thiên tài của FED và chính phủ Mỹ, đã áp dụng chính sách "in tiền" để chống kinh tế suy thoái. Một khi chi tiêu tiêu dùng chiếm 70% GDP, thì chỉ cần người dân tiếp tục mua sắm, kinh tế sẽ "có cửa" hồi phục.
Đối với Việt nam, tính đến 16/6/2020 Tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 2.13%, một con số rất thấp. Như vậy, để đạt mục tiêu khoảng 9% trong năm nay, 6 tháng cuối năm chắc chắn phải "bơm tiền" mạnh. Tiền có thể bơm cho DN, cho nhiều thành phần xã hội. Tuy nhiên, sẽ có một lượng tiền không nhỏ, tiếp tục chảy vào TTCK. Chứng khoán hiện đang được cả xã hội quan tâm. Cho nên, việc "giữ" thị trường tích cực, là điều rất nhiều người mong muốn, trong đó có chính phủ.
Chi tiêu tiêu dùng sẽ được chú trọng, được kích thích cả ở thế giới, lẫn Việt nam. Mà càng chi tiêu nhiều, chứng khoán sẽ càng được chú ý nhiều hơn. Năm 2020 cho dù có những lúc nhạy cảm (như hiện nay), nhưng nhìn chung sẽ là gam màu sáng cho chứng khoán Việt nam.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận