menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
TS. Cấn Văn Lực

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Muốn vào EU, doanh nghiệp Việt đừng chơi “đánh quả”

“Muốn gì thì trước tiên doanh nghiệp Việt cần quan tâm hơn đến chiến lược phát triển, quản trị kinh doanh và hiểu thị trường. Không nên có thói quen làm ăn “đánh quả”, ngắn hạn, nhỏ lẻ”, TS Lực nói.

Thưa ông, Nghị viện châu Âu vừa thông qua Hiệp định thương mại tự do song phương với Việt Nam (EVFTA), đây được xem là thắng lợi lớn của ngoại giao kinh tế của Việt Nam trong thời đại mới, theo ông thách thức và cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia sân chơi này?

- Thị trường EU có khoảng 500 triệu dân, có cơ cấu tiêu dùng rất lớn và thị trường được xây dựng rất chuẩn chỉ. Đây là khu vực có rất nhiều nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển.

Tôi rất quan tâm đến mảng dịch vụ của EU vì họ phát triển rất tốt về tài chính, dịch vụ công, xây dựng, vận tải. GDP của các nước này có sự đóng góp lớn của ngành dịch vụ.

Tuy nhiên, thách thức rất lớn cho bất cứ doanh nghiệp nào khai thác thị trường này là thể chế và pháp lý rất chặt chẽ, nghiêm như thẻ vàng đối với thuỷ sản của Việt Nam vừa rồi là một minh chứng điển hình.

Thị trường tương đối khó tính không như các nước khác như Trung Quốc hay các quốc gia châu Phi mà Việt Nam vẫn đang xuất khẩu hàng hoá.

Theo chương trình giảm thuế các hàng hoá của EVFTA, hàng Việt vào Việt Nam sẽ có lợi thế vào EU khi phần lớn sẽ chịu thuế 0% ngay sau khi EVFTA có hiệu lực (dự kiến khoảng tháng 7/2020) và nhiều hàng hoá khác sẽ có lộ trình cắt giảm thuế ngắn 7 năm, trong khi đó nhiều mặt hàng của EU vào Việt Nam như ô tô có 9-10 năm mới được cắt bỏ? Doanh nghiệp Việt có thể tận dụng được lợi thế này để gia tăng xuất khẩu ngay trong năm nay hay không?

- Chưa thể khẳng định được sẽ có thêm các doanh nghiệp mới xuất vào EU và cho giá trị ngay bởi tiến trình tham gia thị trường EU khá ngặt nghèo, cần có thời gian với doanh nghiệp mới.

Tuy nhiên, theo tôi các doanh nghiệp hiện đang xuất vào EU sẽ được hưởng lợi lớn và có thể gia tăng xuất vào, không chịu hạn ngạch, không chịu thuế.

Tiến độ tự do hoá hoặc giảm thuế theo EVFTA tương đối nhanh, đối với hàng Việt sang EU lộ trình cắt bỏ thuế quan là 7 năm với 96% hàng. Lộ trình giảm thuế nhanh có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt đang bối cảnh hàng Việt phải đa dạng hoá. Vào được EU, hàng Việt có đủ điều kiện đi các thị trường khác như Úc, Mỹ, Nhật hay Hàn Quốc.

Tuy nhiên, hàng EU vào Việt Nam không chịu thuế, đây là thách thức lớn là ngân sách, tác động đến nguồn thu ngân sách từ thuế, tính tựu chung lại vẫn có lợi cho xuất khẩu, cho đầu tư và cho thuế thu nhập doanh nghiệp nếu làm ăn ổn định, tốt.

Có một thực tế là doanh nghiệp ngoại vẫn hưởng lợi hơn doanh nghiệp nội sau khi Việt Nam tham gia các FTA. Với EVFTA, chúng ta cần kích thích các doanh nghiệp trong nước bằng cách nào để họ không bị bỏ lại phía sau?

- Đầu tư, hợp tác dịch vụ, chuyển giao công nghệ là những đòi hỏi cho doanh nghiệp Việt. Đây là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ.

Muốn khai thác thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi về công nghệ, chất lượng nhất là liên quan đến an toàn thực phẩm, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ.

Đây là điều kiện tốt, sức ép để Việt Nam cải cách khu vực hành chính công, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ.

Trong lĩnh vực dịch vụ, ngân hàng, cam kết ngân hàng cơ bản như CPTPP, cao hơn WTO một chút thôi, quan trọng là yêu cầu mình phải mở cửa mạnh mẽ hơn, trong đó có lĩnh vực về Fintech.

Trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101/2012 của Chính phủ, quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước hôm 11/2 đã bỏ quy định giới hạn 49% sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt (các công ty Fintech).

Theo ông, doanh nghiệp Việt cần làm gì để khai thác được tốt nhất thị trường EU, đặc biệt về dài hạn có thể khai thác tốt nhất thị trường này trong tương lai?

- Muốn gì thì doanh nghiệp Việt cũng cần quan tâm hơn đến chiến lược phát triển, quản trị kinh doanh và tìm hiểu thị trường. Không nên có thói quen làm ăn “đánh quả”, ngắn hạn, nhỏ lẻ.

Chủ động liên kết với doanh nghiệp trong nước và FDI, thực tế nhiều doanh nghiệp trong nước không phải hẹp hòi mà tìm mãi không ra doanh nghiệp đủ điều kiện để bắt tay thì họ phải đi tìm các đối tác cấp 1, 2 khác.

Doanh nghiệp Việt hiện còn chưa có trang web tiếng Anh, không có hỗ trợ bộ phận pháp lý thị trường, ngại tuân thủ các sở hữu trí tuệ… những cái đó khiến họ không được đánh giá cao trong mắt các đối tác.

Không phải phụ thuộc vào Chính phủ, Bộ ngành mà bản thân doanh nghiệp phải tự hoàn thiện chính mình. Chúng ta có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện được 2 năm, tích cực chưa có nhiều song có những động thái ban đầu tích cực.

Tôi đề xuất 3 việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là sớm sửa đổi Luật Đất đai, tháo gỡ Luật Đất đai để quản lý tốt hơn và giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện quyền, lợi ích của họ.

Việt Nam cần sớm thông qua việc giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện nay là 20%, trong Dự thảo Luật cho phép giảm đến 10-15%, chúng ta phải trình Quốc hội.

Về tiếp cận vốn, hiện nay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 22% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế, ở mức tương đối khá so với khu vực. Cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cần nỗ lực để tiếp cận với nhau dễ dàng hơn nữa.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại