menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Vũ Tường

Tiền đồng chỉ mất giá 1% nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào

Việt Nam sự phòng vệ tốt hơn về mặt ổn định tỷ giá và tạo sự linh hoạt cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ.

Công ty Chứng Khoán KBSecurities (KBSV) mới đây đã điều chỉnh kịch bản của tiền đồng trong năm 2020 sẽ duy trì mức mất giá khoảng 1% - thấp hơn dự báo trước đó là 2,5% nhờ nguồn cung ngoại tệ đô la Mỹ được cải thiện.

Tiền đồng ổn định

Tỷ giá đô la Mỹ/đồng Việt Nam (USD/VND) chứng kiến xu hướng giảm tại nhiều ngân hàng thương mại trong các tuần qua khi tiền đồng giữ được vị thế ổn định, trong khi đồng bạc xanh tiếp tục hạ nhiệt.

Nguồn cung ngoại tệ dồi dào

Nguồn cung ngoại tệ được đánh giá vẫn duy trì trạng thái dồi dào trong nửa cuối năm 2020, khi hoạt động xuất nhập khẩu hồi phục và kỳ vọng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy mạnh về Việt Nam. Trên thực tế, trái với lo ngại trước đó, hoạt động xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam vẫn tương đối tích cực và tính đến cuối tháng 6, cán cân thương mại thặng dư 4 tỉ đô la.

Trong khi đó, theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings Việt Nam đang được hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại liên quan đến chi phí gia tăng ở Trung Quốc và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Theo báo cáo của Phòng Dệt may Hoa Kỳ, thị phần hàng may mặc và dệt may của Việt Nam vào Mỹ đã tăng lên 15,5% trong 4 tháng đầu năm 2020, từ 12,9% trong cùng kỳ năm 2019. Việt Nam cũng thu hút được 8,7 tỉ đô la vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngoài thực hiện trong nửa đầu năm 2020.

Cùng với đó, thống kê cũng cho thấy kiều hối 5 tháng của TPHCM (chiếm 30% lượng kiều hối cả nước) là 2,3 tỉ đô la chỉ giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đối tích cực so với những lo ngại trước đó về sự sụt giảm mạnh của kiều hối do dịch bệnh toàn cầu.

Còn theo chuyên gia kinh tế về thị trường ASEAN Yun Liu của Khối Nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại Ngân hàng HSBC, trong những năm gần đây, thặng dư thương mại luôn tăng trưởng bền vững đã hỗ trợ cho cán cân thanh toán của Việt Nam và tăng cường khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài.

Theo KBSV phân tích, 2 yếu tố giúp xu hướng của chỉ số đô la Mỹ (DXY) nghiêng nhiều về phía giảm bao gồm việc Fed bơm tiền nhiều hơn tương đối so với các quốc gia khác như Nhật, EU và dịch bệnh còn diễn biến phức tạp ở Mỹ khiến kỳ vọng tăng trưởng GDP mạnh hơn ở phần còn lại của thế giới.

Ngược lại, yếu tố chính khiến DXY tăng giá bao gồm chênh lệch lãi suất của Mỹ và nhóm các quốc gia phát triển đã giảm khoảng 180 điểm cơ bản kể từ tháng 10 năm 2018 khiến dư địa Fed giảm lãi suất sẽ ít hơn. Ngoài ra, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại trên quy mô toàn cầu khiến nhu cầu về đồng bạc xanh có thể tăng vọt như giai đoạn cuối tháng 3 vừa qua.

Bất lợi với xuất khẩu

Theo thống kê của KBSV, tỷ giá USD/VND sau khi biến động mạnh trong 2 tuần cuối của tháng 3 đã quay trở lại trạng thái ổn định với xu hướng giảm xuyên suốt quí 2. Tính đến ngày 30-6, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và chợ đen lần lượt tăng 0.1% và 0.13 % so với cuối năm ngoái trong khi tỷ giá trung tâm tăng 0.3% so với đầu năm. Nếu so với các đồng tiền khác trong khu vực, tiền đồng được đánh giá là đồng tiền ổn định trong 6 tháng đầu năm.

Tương tự với diễn biến tỷ giá liên ngân hàng, đường NEER – tỷ giá hối đoái trên danh nghĩa và REER – tỷ giá hiệu quả thực (đã điều chỉnh theo lạm phát) cũng có xu hướng hạ nhiệt trong giai đoạn cuối quí 2, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao nhất trong nhiều năm qua cho thấy tiền đồng vẫn tăng giá đáng kể so với rổ tiền tệ. Theo công ty chứng khoán này, đây là yếu tố gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá trung tâm đã lại thu hẹp lại và đến cuối quí 2, tỷ giá liên ngân hàng và chợ đen đã xuống thấp hơn tỷ giá trung tâm. Kết hợp 2 yếu tố trên cho thấy áp lực phá giá VND không còn nhiều.

Nguyên nhân chính giúp tỷ giá USD/VND ổn đinh xuyên suốt quí 2 là nhờ đồng đô la đã ổn định trở lại. Cụ thể, DXY đã tăng vọt hơn 8% trong khoảng thời gian từ ngày 9 đến ngày 20 tháng 3, khi các nhà đầu tư hoảng loạn vì Covid-19 nhưng hiện tại, chỉ số DXY gần như quay về mức tương đương với đầu năm (~97 điểm). Điều này phần lớn đến từ các chính sách nới lỏng tiền tệ của Fed nhằm hỗ trợ kinh tế Mỹ, kết hợp với việc cơ quan này đã chủ động hỗ trợ thanh khoản đồng bạc xanh toàn cầu thông qua chương trình hoán đổi tiền tệ (swap lines) với các ngân hàng trưng ương (NHTW) khác như Nhật Bản, Anh, EU, Singapore, Hàn Quốc... Tính đến cuối tháng 4, các NHTW đã vay được hơn 440 tỉ đô la từ hoán đổi ngoại tệ, đồng nghĩa nguồ cung USD toàn cầu đã được hỗ trợ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả