Tiền ảo đã đến hồi kết?
Nếu không có khủng hoảng thì có thể chúng ta sẽ mất nhiều thập kỷ để có những quy định chặt chẽ hơn về tiền ảo, đặc biệt là khi những tay chơi lớn đang đổ những khoản tiền khổng lồ vào các cuộc vận động hành lang. Nhưng hiện tại quá trình này có lẽ sẽ không mất nhiều thời gian lắm vì cuộc khủng hoảng đã đến sớm hơn.
* Bài viết thể hiện quan điểm của Kenneth Rogoff
Tiền ảo có mặt tốt và cả mặt xấu
Việc tiền ảo giảm giá mạnh khi các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất, nhiều người đang tự hỏi liệu đây có phải là khởi đầu cho sự kết thúc của bong bóng tiền ảo hay không. Có lẽ là chưa nhưng chi phí cơ hội cao hơn sẽ làm giảm giá của các tài sản trong tương lai. Lãi suất cực thấp đã thúc đẩy các loại tiền ảo và các nhà đầu tư trẻ hiện đã bắt đầu hiểu điều gì sẽ xảy ra khi lãi suất tăng.
Một câu hỏi thú vị hơn là điều gì sẽ xảy ra khi các chính phủ cuối cùng cũng nghiêm túc về việc kiểm soát Bitcoin và các loại tiền ảo khác. Trong số các nền kinh tế lớn, cho đến nay chỉ có Trung Quốc bắt đầu làm như vậy. Thay vào đó, hầu hết các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng thay đổi chủ đề bằng cách nói về các loại tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành (CBDCs).
Đây là một thứ không đi theo các quy tắc chung. Mặc dù CBDCs bao gồm các tính năng bảo mật cho các giao dịch nhỏ, nhưng với các giao dịch lớn gần như chắc chắn các cá nhân sẽ được yêu cầu tiết lộ danh tính của họ. Ngược lại, một trong những điểm thu hút lớn nhất của tiền ảo là cơ hội để qua mặt các chính phủ. Các giao dịch tiền ảo hoàn toàn có thể theo dõi được thông qua sổ cái blockchain nhưng người dùng thường thiết lập tài khoản dưới bí danh và do đó rất khó xác định nếu không có thêm thông tin khác.
Một số nhà kinh tế lập luận một cách ngây thơ rằng không có sự cấp bách cụ thể nào để phải điều chỉnh Bitcoin và những thứ tương tự, bởi vì tiền ảo rất khó cũng như tốn kém để sử dụng cho các giao dịch. Hãy thử nói điều đó với các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi mà tiền ảo đã trở thành một phương tiện quan trọng để trốn thuế và né tránh các quy định.
Đối với các quốc gia nghèo với năng lực nhà nước hạn chế, tiền ảo là một vấn đề đang gia tăng hàng ngày. Công dân không cần phải có máy tính để qua mặt các cơ quan chức năng. Họ chỉ cần truy cập một trong số các sàn giao dịch off-chain. Mặc dù về nguyên tắc, các giao dịch tiền ảo do bên thứ ba làm trung gian đều có thể theo dõi được nhưng các sàn giao dịch này có trụ sở tại các nền kinh tế phát triển. Điều này khiến cho thông tin gần như không thể truy cập được đối với cơ quan chức năng của các nước nghèo ở hầu hết các trường hợp.
Chú thích: Off-chain là thuật ngữ thể hiện những giao dịch được thực hiện bên ngoài blockchain. Các giao dịch này có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: thỏa thuận chuyển nhượng giữa các bên giao dịch, sử dụng một bên thứ ba để đảm bảo giao dịch được thực hiện theo đúng thỏa thuận… Để hiểu rõ hơn về off-chain, chúng ta có thể so sánh với các giao dịch on-chain. Một giao dịch on-chain chỉ được xác nhận hợp lệ khi blockchain được sửa đổi để thể hiện trên sổ cái công khai. Điều này liên quan đến việc giao dịch đã được xác thực với số lượng người tham gia phù hợp, ghi lại các chi tiết trên khối tương ứng và phát thông tin cần thiết cho toàn bộ mạng blockchain. Với cơ chế này, việc thay đổi thông tin là hoàn toàn không thể. Ngược lại, một giao dịch off-chain sẽ được thực hiện bên ngoài blockchain một cách nhanh chóng và tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, các giao dịch off-chain sẽ không tạo ra bất kỳ thay đổi nào với blockchain. Điều này đồng nghĩa với việc không có hồ sơ về giao dịch và chi tiết tài chính nên sẽ khó giải quyết nếu xảy ra có tranh chấp xảy ra giữa các bên.
Nhưng có phải loại tiền ảo này chỉ thực hiện sứ mệnh là giúp công dân thoát khỏi sự tham nhũng, kém hiệu quả và không đáng tin cậy của chính phủ? Có thể, nhưng cũng giống như tờ 100 USD, tiền ảo ở những nước đang phát triển có nhiều khả năng được sử dụng bởi những kẻ xấu.
Ví dụ: Venezuela là một thị trường lớn của tiền ảo, một phần là do những người xa xứ sử dụng chúng để gửi tiền qua lại mà không bị chế độ tham nhũng của đất nước thu giữ. Nhưng tiền ảo chắc chắn cũng được quân đội Venezuela sử dụng trong các hoạt động buôn lậu ma túy, chưa kể đến các cá nhân giàu có, có liên hệ chính trị với các chủ thể bị trừng phạt tài chính. Do nước Mỹ hiện đang duy trì các biện pháp trừng phạt tài chính đối với hơn một chục quốc gia, hàng trăm tổ chức và hàng nghìn cá nhân, tiền ảo là một nơi ẩn náu lý tưởng.
Một lý do khiến các cơ quan quản lý nền kinh tế phát triển chậm hành động là quan điểm rằng chừng nào các vấn đề liên quan đến tiền ảo chủ yếu ảnh hưởng đến phần bên kia của thế giới thì những vấn đề này không phải là mối quan tâm của họ. Rõ ràng việc đưa vào ý tưởng rằng tiền ảo về cơ bản là tài sản để đầu tư và giá trị của chúng như thế nào thì không quan trọng, các nhà quản lý lo lắng nhiều hơn về việc bảo vệ nhà đầu tư trong nước và sự ổn định của thị trường tài chính.
Tuy nhiên, lý thuyết kinh tế đã chứng minh rằng giá trị của bất kỳ đồng tiền nào, cuối cùng, cũng sẽ dựa vào tiềm năng sử dụng cơ bản của nó. Những nhà đầu tư tiền ảo lớn nhất có thể hoạt động ở những nền kinh tế phát triển nhưng quá trình ứng dụng và cả những rủi ro, cho đến nay, đều xuất hiện ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Theo một cách nào đó, đầu tư vào tiền ảo ở một số nền kinh tế phát triển không khác với việc đầu tư vào kim cương máu.
Chính phủ của những nền kinh tế phát triển rất có thể sẽ nhận ra những vấn đề của tiền ảo và phải bắt buộc thực hiện lệnh cấm trên diện rộng đối với các nền tảng tiền ảo không cho phép để lộ danh tính của người sử dụng. Khi đó, lệnh cấm sẽ có hiệu lực với các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, bao gồm cả những hạn chế đối với cá nhân. Bước đi này sẽ làm tiền ảo giảm giá mạnh bằng cách giảm thanh khoản. Tất nhiên, những hạn chế sẽ hiệu quả hơn nếu nhiều quốc gia cùng áp dụng.
Có thể thực hiện lệnh cấm dưới các hình thức khác không? Trung Quốc là một minh chứng, việc đóng cửa các sàn giao dịch tiền ảo là khá đơn giản. Nhưng để ngăn chặn các giao dịch on-chain không phải là điều dễ dàng vì việc xác định danh tính của các cá nhân là vô cùng khó khăn. Trớ trêu thay, một lệnh cấm có đối với tiền ảo trong thế kỷ XXI cũng có thể yêu cầu loại bỏ dần (hoặc ít nhất là thu nhỏ lại) các thiết bị cũ của tiền tệ giấy, bởi vì tiền mặt cho đến nay vẫn là cách thuận tiện nhất để mọi người mang tiền của họ vào ví kỹ thuật số mà không dễ bị phát hiện.
Chú thích: Dữ liệu on-chain là lượng dữ liệu thể hiện mọi hành vi tương tác với blockchain được lưu lại trên mạng lưới. Dữ liệu on-chain bao gồm thông tin liên quan đến tất cả các giao dịch xảy ra trên một mạng blockchain công khai.
Nói rõ hơn, tôi không gợi ý rằng tất cả các ứng dụng blockchain nên bị hạn chế. Ví dụ: các đồng tiền ổn định được quản lý, được củng cố bởi bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương, vẫn có thể phát triển mạnh, nhưng cần phải có một cơ chế pháp lý để truy tìm danh tính của người dùng nếu cần.
Nếu không có khủng hoảng thì có thể chúng ta sẽ mất nhiều thập kỷ để có những quy định chặt chẽ hơn về tiền ảo, đặc biệt là khi những tay chơi lớn đang đổ những khoản tiền khổng lồ vào các cuộc vận động hành lang, giống như các định chế tài chính đã làm trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nhưng có lẽ sẽ không mất nhiều thời gian như vậy. Thật không may, cuộc khủng hoảng tiền ảo có thể xảy ra sớm hơn.
Giới thiệu về tác giả Kenneth Rogoff
Kenneth Rogoff là giáo sư kinh tế học và chính sách công tại Đại học Harvard. Ông từng là Kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF - International Monetary Fund) từ năm 2001 đến 2003.
Ông là đồng tác giả của các cuốn sách This Time is Different: Eight Centuries of Financial Folly và The Curse of Cash.
Nguồn: World Economic Forum
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận