24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Lan Anh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thưởng Tết giới địa ốc: Thị trường khó khăn, mỏi mắt chờ nhận ô tô, tiền tỷ

Địa ốc thời trầm lắng: Môi giới lũ lượt bỏ nghề, kiếm đâu thưởng Tết chấn động; Bất động sản nông nghiệp: Nhiều yếu tố không minh bạch, người mua ngại rủi ro... là những thông tin bất động sản nổi bật tuần qua.

Xung quanh câu chuyện thưởng Tết dân môi giới bất động sản năm nay, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội môi giới Việt Nam. Ông Đính hiện cũng là chủ một doanh nghiệp bất động sản.

Ông Đính chia sẻ: Năm nay, doanh nghiệp bất động sản hoạt động kém hơn các năm trở lại đây do nguồn hàng ít nên phải lăn lộn vất vả hơn. Chi phí vào bất động sản cao hơn, trong khi giá không tăng tương xứng.

Việc thưởng Tết dựa trên cơ sở hiệu quả kinh doanh, khi kinh doanh không thuận lợi thì việc thưởng Tết sẽ giảm hơn hoặc nhiều doanh nghiệp có thể được mức thưởng như năm ngoái. Nhưng mức thưởng lớn, đột biến như xe sang, thưởng nhà thì là khó.

TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã phân tích một số nút thắt về thị trường bất động sản nông nghiệp.Bất động sản nông nghiệp: Nhiều yếu tố không minh bạch, người mua ngại rủi ro

Thứ nhất theo ông Nghĩa, quy hoạch đất nông nghiệp của Việt Nam tương đối lỏng lẻo. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa cần rất nhiều đất cho công nghiệp, thương mại dịch vụ, đất làm nhà ở. Song cũng xuất phát câu chuyện: Cầu về nhà ở rất lớn, nên nảy sinh hiện tượng đầu cơ đất đai rất phổ biến.

Ngoài ra, theo ông Nghĩa, nhà ở trên đất nông nghiệp mọc lên tự phát và chính quyền cũng tìm cách hợp thức hóa. Nguồn hàng trên thị trường cũng không minh bạch, không rõ ràng.

Thứ hai, ông Nghĩa cho rằng có hiện tượng mua bán không thông qua môi giới, cũng không thông qua tư vấn để điều tra về hiện trạng hàng hóa. Do đó, các mua bán phi chính thức, trao tay, giao dịch ngầm, làm thị trường ngày càng trở nên không minh bạch.

Hàng trăm gia đình tan nát vì có người thân đầu tư theo Alibaba

Tháng 9/2019, Công ty Alibaba bị phanh phui về tội lừa đảo hàng nghìn nhà đầu tư bất động sản bằng việc vẽ ra hàng loạt dự án “ma” ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu… rồi hứa sẽ mua lại sản phẩm và đưa ra mức cam kết lợi nhuận hấp dẫn lên tới 28%.

Vài ngày sau đó, hàng nghìn khách hàng đã đến trụ sở công an TP.HCM trình báo về khoản tiền có nguy cơ mất trắng. Trong đó, người bị mất nhiều nhất khoảng 3 tỷ, người ít thì từ 300 triệu - 1 tỷ đồng. Khoảng 7.000 người đã rơi vào bẫy của Alibaba với tổng số tiền bị lừa lên đến 2.500 tỷ đồng.

Đến nay đã 3 tháng trôi qua nhưng hàng nghìn khách hàng mua các dự án của công ty này vẫn chờ đợi trong vô vọng. Họ đã làm hồ sơ trình báo công an nhưng nguy cơ “tiền mất tật mang” đã thấy trước mắt. Mất cả gia tài, nhiều người chán nản, bỏ nghề đầu tư bất động sản chuyển qua đi buôn bán tạm kiếm sống qua ngày. Nhiều gia đình khổ sở, vợ chồng lục đục đòi bỏ nhau vì nợ nần chồng chất. Thậm chí có những người rơi vào trầm cảm, không còn tha thiết với cuộc sống vì áp lực tài chính nặng nề.

Loạt dự án đứng hình, lo giấc mơ có nhà của người nghèo càng khó với

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ nút thắt thị trường địa ốc hiện nay.

Theo Chủ tịch HoREA, các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp (xen kẹt đất nhà nước quản lý) như nhau, nhưng tại sao lại có một số dự án, thậm chí là đại dự án, được phê duyệt đầu tư xây dựng rất nhanh, trong khi nhiều dự án khác lại bị “đứng hình”?!

Theo lãnh đạo HoREA, năm 2019, nguồn cung dự án nhà ở (mới) tiếp tục bị sụt giảm sâu, tương tự như năm 2018. Tình trạng thiếu nguồn cung sản phẩm nhà ở, dẫn đến giá nhà đất tăng đem lại lợi nhuận lớn cho các chủ đầu tư có dự án, nhưng lại làm cho khách hàng bị thiệt vì phải mua nhà giá cao hơn.

Sau Phú Quốc, Khánh Hòa xin dừng quy hoạch Bắc Vân Phong thành đặc khu

UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét dừng chủ trương lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Phong.

Cụ thể, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến nay, địa phương đã thực hiện một số thủ tục để triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế và xã hội đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong như Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch, chuẩn bị cho công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn lập quy hoạch.

Tuy nhiên, do Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt vẫn chưa được Quốc hội dự kiến thời gian thông qua nên quá trình triển khai lập Quy hoạch khu vực Bắc Vân Phong theo định hướng Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi chưa xác định cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, nội dung quy hoạch, hội đồng thẩm định và các nội dung liên quan khác.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả