Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp
Có một sự ngộ nhận rằng vai trò và vị thế của thương hiệu vượt lên văn hóa doanh nghiệp, và VHDN phải thay đổi theo thương hiệu.
Cần hiểu rằng VHDN hình thành từ các GIÁ TRỊ CỐT LÕI của doanh nghiệp; và mọi hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động xây dựng thương hiệu, đều phải dựa trên nền móng các GTCL của doanh nghiệp, không được đi ngược lại các GTCL đó.
Khi một thương hiệu ra đời, nó có sứ mệnh (and mission), tầm nhìn (and vision), giá trị cốt lõi (and core values). GTCL của thương hiệu KHÔNG ĐƯỢC trái với GTCL của doanh nghiệp vì GTCL của doanh nghiệp là nền móng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp.
Do vậy, thương hiệu (từ lúc tạo lập và định hướng ban đầu) đã phải hoạch định sao cho không trái ngược, không xung đột với văn hóa doanh nghiệp. Hoàn toàn không có chuyện một thương hiệu ra đời rồi bắt cả doanh nghiệp phải thay đổi giá trị cốt lõi và thay đổi văn hóa doanh nghiệp theo nó. Nếu một DN cho ra đời 10 and thì nó sẽ thay đổi văn hóa của nó theo and nào???
Cần hiểu rằng doanh nghiệp đẻ ra thương hiệu chứ không phải thương hiệu đẻ ra doanh nghiệp. Một DN coi trọng sự chính trực, tử tế, có GTCL là chính trực, tử tế, không bao giờ "đẻ" ra một thương hiệu lươn lẹo, bất lương!
Màu cờ, sắc áo, hình ảnh bên ngoài của and chỉ là bề nổi. Giá trị, niềm tin, nhân cách bên trong mới là phần chìm và là phần quan trọng tạo nên văn hóa bền vững.
* Trong tháng 10, rất có thể tôi lại tổ chức một hội thảo về thương hiệu tại SG. Hãy đón xem thông báo và đến dự nhé!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận