Thương chiến ngổn ngang, doanh nghiệp tại Trung Quốc khốn đốn vì corona
Các doanh nghiệp ở Trung Quốc đang hứng chịu những tác động tiêu cực từ dịch cúm do virus corona tiếp tục lan rộng.
Dịch bệnh mới và phức tạp này đã làm tình trạng an ninh xã hội quốc gia hỗn loạn và làm rối loạn kế hoạch đón Tết của hàng triệu người dân Trung Quốc, cũng nhưđập tan mọi nỗ lực cứu vãn tình hình kinh tếgiảm tốccủa chính phủ Trung Quốc trong bối cảnh thương chiến vẫn còn diễn biến phức tạp.
Không chỉ các địa điểm du lịch, các cửa hàng, nhà hàng lớn trên nhiều tỉnh, thành phố lớn tại Trung Quốc đang phải đóng cửa khi dịch cúm trong mùa cao điểm Tết Nguyên đán do virus Corona mới gây ra.
McDonald’s đã đóng cửa các nhà hàng ở năm thành phố bao gồmVũ Hán, Ngạc Châu, Hoàng Cương, Tiềm Giang và Tiên Đào, những thành phố bị ảnh hưởng bởi các hạn chế du lịch của chính phủ Trung Quốc. Bên cạnh đó,trên các tài khoản mạng xã hội của mình ở Trung Quốc, McDonald thông báo tất cả các nhà hàng đều được yêu cầu đo nhiệt độ cơ thể của tất cả nhân viên khi họ đến nơi làm việc.
Nhân viên nào bị sốt hoặc có triệu chứng cảm lạnh sẽ được gửi về nhà. Ngoài ra, họ cũng sẽ bắt đầu đeo khẩu trang, được hướng dẫn cách rửa tay đúng cách và sử dụng chất khử trùng thường xuyên hơn.
Barry Sum, phát ngôn viên của công tycho biết, an toàn của nhân viên và khách hàng là ưu tiên hàng đầu vàMcDonald's đang tăng cườngcác biện pháp đề phòng toàn diện cho tất cả các hoạt động của nhà hàng và nhân viên văn phòng. Hiện vẫnchưarõ khi nào các nhà hàng sẽ được mở cửa trở lại.
Tương tự, khu nghỉ dưỡng Disney Thượng Hải phải đóng cửa trong kỳ nghỉ nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh.Đại diện khu nghỉ dưỡng cho biết họ sẽ hoàn trả cho khách phí vào cổng, tiền đặt phòng khách sạn và các vé giải trí đã mua trước khác và họ không nói rõ khi nào công viên sẽ mở cửa trở lại.
Starbucks, CGV, LVMH... cũng đồng loạt đưa ra các thông báo vào cuối tuần qua rằng họ sẽ đóng cửa các cửa hàng vàhoãn cácdịch vụ giao hàng tại thành phố Vũ Hán, tâm chấn của vụ dịch và tỉnh Hồ Bắc. Các doanh nghiệp này cho biết, họ đang theo dõi và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để đưa ra các thông báo tiếp theo.
Không chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài,Xiaomi và Huawei cũng ra tuyên bố đóng cửa các cửa hàng tại Vũ Hán và nhiều thành phố khác nhau ở Trung Quốc.
Việc nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải đình chỉ hoạt động kinh doanh đã làm nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, nếu dịch bệnh không được kiểm soát nhanh chóng, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ phải chịu áp lực lớn hơn nữa.
Sự bùng phát của virus Corona đã thúc đẩy người dân hạn chế ra bên ngoài mua sắm hoặc đi du lịch. Điều nàycó thể giáng một đòn mạnh vào ngành dịch vụ hiện chiếm khoảng 52% trong cơ cấunền kinh tế Trung Quốc.
Cùng với đó, Vũ Hán vốn được biết đến như trung tâm vận tải của Trung Quốc và cũng là trọng tâm trong mạng lưới giao thông, công nghiệp, kinh tế, chính trị tại miền Trung nước này.
Do đó, những tác động của virus corona đến kinh tế Vũ Hán, thủ phủ của các nhà sản xuất ôtô và thép là khó tránh khỏi. Việc phong toả hệ thống đường không, bộ, sắt tại Vũ Hán sẽ còn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của cả những thành phố lân cận.
Trong quá khứ, dịch SARS đã làm tăng trưởng của Trung Quốc giảm 2% xuống còn 9,1% trong quý II năm 2003. Mặt khác,Tết Nguyên đán cũng là dịp người dân chi tiêu mạnh nhất trong năm. Ước tính, trong dịp Tết năm 2019, người dân quốc gia này đã chi tiêu mua sắm khoảng 150 tỷ USD. Chính vì vậy, các nhà phân tíchcho rằng,tác động của dịch cúm do virus corona lên GDP của Trung Quốc có thể còn tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến dự đoán rằng, dù nguy hiểm như dịch SARS, dịch virus corona hiện nay cũng sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi do nhu cầu mua sắm bị dồn nén. Nhưng hiện nước này bị thâm hụt tài khóa lớn và sẽ khó có thể kích thích kinh tế, do đó, trong tương lai gần, nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ suy giảm nặng nề so với năm 2019.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận