Thực hư việc tỷ giá USD vượt 25.000
Ở dưới mình chụp lại tấm hình số đẹp để viết về chuyện truyền thông ở Việt Nam làm title thú vị, mà một số bạn đã phản ứng thú vị, nên mình viết thêm tí. Mà cũng chính phản ứng của các bạn ấy là lý do truyền thông giật tít.
Đầu tiên câu chuyện là cái hình Vietstock là một bạn làm Treasury ngân hàng chụp được gửi mình, cười vui chơi. Mình thấy cũng hay, tại bạn nào follow mình lâu thì biết là mình hay cười truyền thông Việt Nam giật tít hay, báo nước ngoài viết bài mình đọc xong còn không nhớ cái tựa, không buồn share, mà về tới Việt Nam giật xong cái tít mình phải share liền. Hay chứ bộ.
Còn để nói chuyện nội dung chính cái tin này thì nhiều bạn nói báo giật tít sai, cũng là không phải hoàn toàn nha. Giá bán tham khảo USD spot của Sở GD NHNN là 25.025. Vietstock đâu có nói là giá giao dịch thị trường. Đặt cái tít đó không hề đơn giản nha.
Tỷ giá trung tâm là 23.881, +5% biên độ là 25.075. Như vậy, tỷ giá bán tham khảo của Sở GD là signal "anh có thể bán can thiệp ở 25.025 hôm nay". Nhưng bán bao nhiêu, thì không có biết à, bán 1 triệu đô cũng là bán, mà bán 100 triệu cũng là bán.
Nếu áp lực căng quá thì hôm sau lại nâng tỷ giá trung tâm lên thôi. Mà nâng trung tâm thì cũng có khả năng nâng giá bán tham khảo lên trên 25.025
Còn từ cái khung signal chính sách này, và diễn biến thị trường cũng như mức độ cân đối của mình mà các bank tự ra tỷ giá thôi. Giá USD tại một số ngân hàng lớn thì đã vượt mốc 24.000 đồng, cái này thì nhiều bài viết cũng đã đề cập mấy tuần qua rồi. Chuyện này là khó tránh về chuyện nhu cầu USD ngắn hạn, vân vân và mây mây. Rồi anh em giao dịch phi chính thức sẽ theo tín hiệu đoán ô trúng để giao dịch thôi.
Vậy có khi nào trong năm nay giá giao dịch trên thị trường vượt 25k không? Mình nghĩ là chắc khó, vì biên độ 5% là trong khả năng khống chế của NHNN cho cả năm, từ nay đến cuối năm còn có mấy tháng, sẽ có nguồn kiều hối hỗ trợ, hơn nữa cầu nhập khẩu không mạnh lắm, còn các áp lực khác như carry trade, thâm hụt thương mại, .v.v thì trong tầm kiểm soát. Nên khả năng giữ được tỷ giá biến động dưới 5% từ nay tới cuối năm mình nghĩ là cao.
Thời xưa lúc căng thẳng 2010, 2011 kinh hơn giờ nhiều, áp lực tứ bề, nên giờ chưa giống. Tiền Hàn Nhật vẫn lăm le đổ qua VN kia mà. FDI Việt Nam cũng không trượt như China, nên cân bằng vĩ mô mình còn ổn, ít nhất tới lúc này.
Rồi, đó là chuyện nghiêm túc.
Chuyện ít nghiêm túc hơn là có bạn mới thấy mình chụp cái số đẹp lên, mà mình copy nguyên hình bạn mình gửi có chữ Vietstock đàng hoàng mà cũng nhảy vô chụp mình loạn xạ là không biết tỷ giá trần sàn, lại có bạn bảo là "chiến tranh tiền tệ" thì mình cũng chỉ cười vui vẻ. Chính vì các bạn think too fast như vậy, consume nội dung quá nhanh, kết luận quá vội nên mới có người giật tít đó mà.
Khoảng 20 năm trước mình đã là người làm trong team ra bảng tỷ giá của ngân hàng thương mại rồi các bạn ạ, và nhiều năm nay mình vẫn theo dõi chính sách, viết bài, nên ít ra mình cũng biết rõ về lịch sử tỷ giá và chính sách (chưa chắc các bạn rõ giai đoạn biến động tỷ giá lộn xộn của giai đoạn lạm phát 20%+ năm 2008 hơn mình).
Câu chuyện tỷ giá này, có 2 tờ báo cũng đã kiếm mình viết bài hoặc bình luận tuần qua, cũng như một tiền bối trong Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia có trao đổi với mình, nói mình nên viết bài về tỷ giá. Nhưng sự thật là ... không có gì để viết. Tạm thời nó có nhiêu đó hà, viết đâu ra được 1 nghìn chữ. Có chăng mấy bạn consume thông tin nhanh, rồi react nhanh thì thú vị hơn.
À nhắc luôn mấy bạn nói về chiến tranh tiền tệ, ai mà muốn tiền nước mình giảm giá nhiều để boost xuất khẩu trong bối cảnh rủi ro phân mảnh chuỗi cung ứng hiện nay và rủi ro lạm phát tăng lên ở thị trường mới nổi là chỉ có counterproductive thôi. Không ai tỉnh táo mà muốn làm vậy cả đâu. Mấy cái đó theo mình là conspiracy theory thôi.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận