menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Lan

"Thót tim" vì "đu đỉnh" cổ phiếu: Vàng, dầu còn trong kênh tăng dài hạn

Giá dầu hay giá vàng thế giới vẫn trên kênh tăng dài hạn, tuy nhiên, trong thời gian ngắn nhóm hàng hóa lại có tính đầu cơ cao khiến nhiều nhà đầu tư "fomo" và phải trả giá.

Cổ phiếu dầu khí, phân bón tăng trở lại

Phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giữ được trạng thái tăng xuyên suốt từ đầu phiên đến cuối phiên, nhưng đóng cửa vẫn dưới mốc 1.470 điểm.

Chỉ số chính tăng 7,76 điểm tương ứng 0,53% lên 1.469,1 điểm; VN30-Index tăng 7,02 điểm tương ứng 0,48% lên 1.476,94 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng tăng 5,04 điểm, tương ứng 1,13% lên 451,21 điểm; UPCoM-Index tăng 0,1 điểm, tương ứng 0,09% lên 116,04 điểm.

"Thót tim" vì "đu đỉnh" cổ phiếu: Vàng, dầu còn trong kênh tăng dài hạn
VN-Index thu hẹp đà tăng cuối phiên chủ yếu do tác động của hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF (Ảnh chụp màn hình).

Điểm tích cực là thanh khoản trên HoSE tăng lên 24.227,73 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt 795,72 triệu đơn vị. HNX có 111,05 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 3.165,43 tỷ đồng; thị trường UPCoM có 100,97 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.324,21 tỷ đồng.

Trái ngược với các phiên trước, hôm nay nhiều cổ phiếu ngành dầu khí và phân bón tăng giá trở lại trong bối cảnh giá dầu thế giới bật tăng đêm hôm qua.

Tại nhóm dầu khí, GAS tăng 2,7%; PVS tăng 2,4%; PVD tăng 3,2%; PVC tăng 1,9%; BSR tăng 3,1%... Còn tại nhóm phân bón, BFC cũng tăng 4,1%; DCM tăng 3,9%; VAF tăng 3,8%; DDV tăng 3,7%; PCE tăng 3,4%; DPM tăng 3,3%; PSE tăng 2,4%; PMB tăng 2,1%.

Cổ phiếu dầu khí, phân bón tăng trở lại đã khiến nhiều nhà đầu tư "đu đỉnh" có những ngày cuối tuần nhẹ nhõm hơn.

Chị Kim Anh, một nhà đầu tư ở Hà Nội, sau khi "bắt đáy" một mã dòng "P" thì cổ phiếu này vẫn lao dốc sau đó khiến chỉ trong vài phiên tài khoản của chị đã âm hơn 10%. Hiện nay cổ phiếu đã hồi phục trở lại, giúp tài khoản của chị Kim Anh bớt thiệt hại đáng kể.

Theo nhóm phân tích tại Công ty Chứng khoán DNSE, các cổ phiếu hàng hóa một số phiên vừa qua đảo chiều giảm sau đà tăng mạnh. Đặc tính của nhóm hàng hóa này ảnh hưởng lớn bởi yếu tố cung cầu, giá nguyên liệu thô.

Trong những phiên trước, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh sau khi có các dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng địa chính trị Nga - Ukraine giúp giảm áp lực triển vọng chuỗi cung ứng dầu mỏ. Bên cạnh đó, giá vàng thế giới cũng giảm trước thềm cuộc họp chính sách của Fed.

"Đà điều chỉnh là tất yếu nhưng có thể thấy giá dầu hay giá vàng thế giới vẫn trên kênh tăng dài hạn"- DNSE cho hay.

Điểm đáng chú ý là mức tăng quá lớn, đột biến trong thời gian ngắn mang tính đầu cơ cao khiến nhiều nhà đầu tư "fomo" và phải trả giá nếu không có sẵn biện pháp và ý thức cao về rủi ro này. Bài học với nhà đầu tư mới là khi tham gia các cổ phiếu hàng hóa có tính đầu cơ cao vì phụ thuộc lớn vào yếu tố cung cầu thì luôn sẵn sàng kiểm soát quy mô vị thế và các phương pháp phòng ngừa rủi ro và có tỷ trọng danh mục cân đối.

Cổ phiếu bất động sản nhỏ vẫn hút tiền

Ngoài dòng dầu khí và phân bón thì phiên hôm nay, cổ phiếu bất động sản cũng thu hút đáng kể dòng tiền. FDC, FTN và NVT tăng trần, không còn có dư mua; HQC tăng 5,6%; CCI tăng 4,4%; LGL tăng 4,1%; ITC tăng 3,8%; DIG tăng 3,7%; DRH tăng 3,3%; QCG tăng 3%; CCL tăng 2,8%.

Nhóm ngành xây dựng và vật liệu vẫn "giữ nhiệt" và tăng tốt: PXS tăng trần, CVT tăng 6,5%; SC5 tăng 6,1%; CRC tăng 5,6%; EVG tăng 5%; FCN tăng 4%. Nhiều cổ phiếu bán lẻ như PIT, CMV vẫn tăng trần, ABS tăng 1,7%; PSH tăng 1,3%; MWG tăng 0,6%.

Cổ phiếu ngân hàng phân hóa. Trong khi VCB tăng 1,4%; BID tăng 0,9%; STB, HDB, TCB tăng giá thì KLB lại giảm 5,9%; EIB giảm 2,3%; SHB giảm 2%; VPB, MBB, LPB, TPB giảm giá.

Theo nhận định của các chuyên gia tại DNSE, giai đoạn này dòng tiền có tính phân hóa và tìm kiếm các cơ hội ở các nhóm ngành cá biệt khi thị trường tiếp tục sideway và giảm ngắn hạn trong các tháng qua.

"Sau dòng hàng hóa, dòng tiền có thể một phần quay trở về với cổ phiếu lớn có mức chiết khấu giá tốt như dòng ngân hàng và dòng bất động sản có kế hoạch kinh doanh khả quan trong năm 2022 để chờ đợi xu hướng tăng mới sau giai đoạn giảm giá và một phần tiếp tục thu hút bởi các thông tin hỗ trợ về các ngành cá biệt như du lịch, dược phẩm, bán lẻ, tìm kiếm cơ hội đầu cơ ngắn hạn" - theo DNSE.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại