menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngọc Diệp

Thống đốc nói về 'nỗi oan ngân hàng lãi cao, không chia sẻ với doanh nghiệp'

Đại biểu Trần Văn Lâm chất vấn Thống đốc "sự chia sẻ của ngành ngân hàng với doanh nghiệp thời gian qua đã tương xứng chưa khi vẫn lãi lớn".

Đại biểu Trần Văn Lâm chất vấn về sự chia sẻ của ngành ngân hàng với doanh nghiệp thời gian qua đã tương xứng chưa, trong khi hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, cả hệ thống chính trị góp sức hỗ trợ với Nghị quyết 42 của Quốc hội khóa XIV.

Ông cũng dẫn chứng lại, hai năm qua kinh tế tăng trưởng thấp kỷ lục, nhiều doanh nghiệp đổ vỡ, phá sản rút khỏi thị trường; người dân lao đao vì dịch dã. Nhiều khoản nợ ngân hàng đến hạn không trả được. Nhưng hầu hết nhà băng vẫn lợi nhuận cao, chia lãi khủng. Ông Lâm đề nghị Thống đốc chia sẻ về vấn đề này, liệu đây có phải "nỗi oan Thị Kính?".

Trả lời, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói, các tổ chức tín dụng thời gian qua theo kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước tham gia đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân. Khi Covid-19 xảy ra từ đầu năm 2020 đến nay, các tổ chức tín dụng đã miễn giảm lãi cho doanh nghiệp, người dân. Tổng số miễn giảm là 48.000 tỷ đồng, đây cũng là sự chia sẻ của hệ thống ngân hàng.

Bà giải thích thêm, bản thân hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính, nguồn thu là từ thu lãi và các loại hình dịch vụ khác, nhưng cũng gắn liền với rủi ro và nợ xấu có thể thường xuyên phát sinh. Các ngân hàng cần có nguồn tài chính dự phòng để xử lý nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư cho phép các nhà băng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp và người dân. Các tổ chức tín dụng tham gia rất tích cực. Nhiều doanh nghiệp nợ xấu, lẽ ra không đủ điều kiện vay vốn, nợ xấu, không có khả năng trả nợ, nên không được vay vốn. Nhưng bằng cách này, các doanh nghiệp, người dân có thể được vay vốn trở lại.

Trong 5 tháng đầu năm nay, tín dụng tăng trưởng 8%. Mức này theo Thống đốc là cao, cho thấy đây cũng là nhờ thông Thông tư tái cơ cấu các khoản vay và cho phép giữ nguyên nhóm nợ, nên các doanh nghiệp có khả năng phục hồi sau đại dịch thì tiếp tục được vay vốn.

Về vấn đề lợi nhuận cao của ngân hàng, bà Hồng nói các nhà băng được thành lập họ có mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận. Tuy nhiên, ngân hàng có quy mô vốn và tài sản là rất lớn. Hiện nay nếu đến cuối năm 2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tổng tài sản là 14 triệu tỷ đồng, đến tháng 3/2022 lên đến hơn 16 triệu tỷ đồng, tín dụng 12 triệu tỷ đồng. Tài sản của một tổ chức tín dụng, như ngân hàng thương mại nhà nước, khoảng 1,7 triệu tỷ đồng. Lợi nhuận sinh lời là mười mấy nghìn hay hai mươi nghìn tỷ đồng trên tổng số tài sản đó thì không phải là lớn. Tỷ lệ sinh lời trên vốn của một số tổ chức tín dụng so với các doanh nghiệp ở các ngành khác không cao.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại